Tiềm năng và tình hình khai thác, sử dụng năng lượng tái sinh ở một số nước trên thế giới

5/5 – (1 vote)

Năng lượng mặt trời: Theo những công trình nghiên cứu, năng lượng mặt trời là dòng năng lượng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời và một phần các hạt nguyên tử khác phóng ra từ đây. Dòng năng lượng này tiếp tục phát ra cho đến khi phản ứng hạt nhân trên mặt trời hết nhiên liệu. Theo dự đoán, nguồn năng lượng này có thể hết trong vòng 5  tỷ năm nữa. Năng lượng mặt trời còn là nguồn năng lượng quan trọng điều khiển các quá trình khí tượng học và duy trì sự sống trên trái đất. Ngay từ ngoài khí quyển trái đất, cứ mỗi một mét vuông diện tích vuông góc với ánh sang mặt trời, chúng ta thu được dòng năng lượng khoảng 1.400J/s. Do vậy, mặt trời đã cho chúng ta nguồn năng lượng tái tạo vô tận. Mặt trời cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sinh học tự nhiên, cho sức kéo của gia súc, củi đốt, những nguồn năng lượng tái tạo truyền thống. Con người đã sử dụng năng lượng mặt trời bằng cách thu trực tiếp, biến năng lượng mặt trời thành nhiệt năng như bình đun nước nóng, xấy khô (phơi nắng) nông sản, quần áo vv…. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, người ta dung năng lượng mặt trời thông qua hiệu ứng quang điện (pin quang điện) biến quang năng thành điện năng.

Canađa đã thiết kế phòng giặt sử dụng năng lượng mặt trời  (ảnh 1)

2015-12-23_223412

Năng lượng địa nhiệt: Ở một số nước, nguồn tài nguyên năng lượng địa nhiệt khá phong phú. Inđônesia có khoảng 500 núi lửa, trong đó có 130 núi lửa đang hoạt động. Chính nhờ đó mà nước này có nguồn năng lượng địa nhiệt khá phong phú, hoàn toàn dựa vào nguồn năng lượng địa nhiệt. Inđonêsia tiến hành dự án Budugul khai thác ngọn núi lủa ở Bali.

để sản xuất 175MW điện, phục vụ khu du lịch trên đảo. Lượng điện này đáp ứng 50% nhu cầu điện của  người dân và khách du lịch trên đào.

Tương tự, ở Philippin, năng lượng địa nhiệt sẽ là nguồn năng lượng mới được thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch.

Mỹ là một nước có nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Theo   Hiệp hội năng lượng địa nhiệt, nước Mỹ đã có 61  dự án địa nhiệt sẽ triển khai, công xuất ước tính khoảng 5.000 MW. Họ có khả năng sản xuất điện năng từ địa nhiệt đạt tới 100.000 MW. Lượng điện này đủ cung cấp cho 25 triệu hộ gia đình trong vòng 50 năm với chi phí mỗi năm là 40 triệu USD. Chi phí ban đầu cho dự án khoảng 0,8 đến 1 tỷ USD.

Năng lượng gió: Tuốc bin có thể biến 60% năng lượng gió thành năng lượng điện. Gió càng mạnh thu được năng  lượng càng lớn.

Con người từ xa xưa  đã sử dụng năng lượng  gió. Cối xay gió ở châu Âu đã xuất hiện từ 800 năm trước. Đến cuối thế kỉ thứ 19 đã có 2000 cối xay gió. Tại Đức, Hà Lan và một số nước châu Âu, tuốc bin  gió đã xuất hiện trên những cành đồng bao la. Năm 1920 người Đức đã đã ước mơ xây dựng một tổ hợp cối xay gió và xây dựng một công viên gió cho quân đội.  Đến năm 1970 họ đã xây dựng một cối xay gió cao 150m, đây là cối xay gió lớn nhất lúc bấy giờ. Hiện nay, nước Đức đã xây dựng khu năng lượng gió và chuyển dần xây dựng những khu năng lượng gió ở vùng  núi có địa hình phức tạp hơn so với vùng biển. Ở nước Đức năng lượng của gió đã đáp ứng 40% năng lượng điện quốc gia của nước này.

Ở Anh người ta đa xây dựng khu năng lượng gió với 40 tháp cao và có 30.000 hộ gia đình sử dụng điện từ năng lượng gió. Đến cuối năm 2000 đã có 7000 tuốc bin gió phát điện hòa vào lưới điện quốc gia, chiểm 70% năng lượng điện của cả nước. Nhiều quốc gia có kế hoạch xây dựng các nhà máy điện chạy bằng sức gió. Ở Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng số tuốc bin gió lên 5 lần trong vòng năm năm tới. Đan Mạch chuẩn bị xây dựng tuốc bin gió ở biển. Trung Quốc chuẩn bị xây dựng 4 khu năng lượng gió.

Năm 1983 ở Hoa kỳ  đã phát triển mạnh sử dụng  năng lượng gió. Nguồn năng lượng này đựơc hòa vào lưới điện quốc gia, đáp ứng khoảng 5% tổng năng lượng điện của toàn quốc. Kế hoạch của Hoa Kì, đến năm 2020 năng lượng gió của nước này sẽ tăng gấp 30 lần so với hiện nay.

2015-12-23_223520

Năng lượng thủy triều: Sản xuất điện bằng năng lượng thủy triều là biến năng lượng của thủy triều thành điện năng hay các dạng năng lượng khác. Để thu được năng lượng của sóng  biển khi thủy triều lên, người ta dùng phương pháp dao động cột nước. Sóng đánh vào bờ biển, đẩy nước lên trong một phòng rộng, một phần bị  chìm  dưới mặt nước biển. Phòng này  được xây dựng bên trong dải đất ven bờ biển. Khi nước dâng lên, không khí bên trong bị đẩy ra theo lỗ trống vào tuốc bin. Khi sóng rút, mực nước hạ xuống, bên trong phòng sẽ hút không khí đi qua tuốc bin theo hướng ngược lại. Tuốc bin quay tròn sẽ làm quay máy phát điện.

Hàn Quốc là một nước có mặt tiếp xúc với biển  khá lớn. do đó họ có tiểm năng lớn trong việc khai thác năng lượng của gió và năng lượng thủy triều.

2015-12-23_223601

Năng lượng của nước:  Trung Quốc đã có các dự án xây dựng các nhà máy Thủy điện công xuất lớn. Lào là nước có địa hình núi cao thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện.

Năng lượng sinh khối

2015-12-23_223641

2015-12-23_223718

2015-12-23_223749

2015-12-23_223821

Trung Quốc và Mỹ đã tập trung nghiên cứu sản xuất thử nhiên liệu sạch thế hệ thứ hai. Theo họ năng lượng sạch tương  lai sẽ được sản xuất từ các loại cây trồng trên các vùng đất xấu như cây Khuynh diệp, hoặc các thứ phẩm nông nghiệp như lõi ngô, bã mía, rơm, rạ vv… .lọai nhiên liệu này giá thành rẻ nhưng khả năng giảm thiểu khí nhà kính lại cao.

  Malaysia vào tháng 2 năm 2004 đã đưa vào sử dụng trạm phát điện nhỏ, nhiên liệu là khí rác thải. Tại khu rác Java gần thủ đô Kualalumpur. Đây là công trình đầu tiên của Malaysia sử dụng rác thải để sản xuất điện và là buớc tiến quan trọng trong nỗ lực sử dụng năng lượng tái sinh. Công trình này đã thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia và là mẫu hình triển khai ở các nước Đông Nam châu Á. Trạm phát điện này  có công suất 2MW, bao gồm 2 tổ máy chạy bằng khí đốt.

Tiềm năng khí rác thải ở các nước Đông nam Á là rất phong phú. Tuy nhiên, các bãi rác này lại không được quản lí chặt chẽ và chưa có các biện pháp nhằm tái sử dụng chúng. Chính vì vậy, rác thải đang bị lãng phí và gây tác hại đến sức khỏe cho con người và môi trường.

Thái Lan đã khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất dầu diesel sinh học cỡ nhỏ tại các địa phương trong cả nước. Cũng như các nước của khu vực Đông Nam Á, Thái Lan có nguồn dầu  có dồi dào, cung cấp nhiên liệu cho việc sản xuất điện bằng năng lượng sinh khối. Trong kế hoạch phát triển năng lượng sạch, Chính phủ Thái Lan dành 725 triệu USD xây dựng 85 nhà máy sản xuất dầu Diezel sinh học vào năm 2012.

2015-12-23_223859

xăng – khí sinh học. Thủy Điển đã phấn đấu đến năm 2005 thay thế 5% nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sinh học.

Ở California có nhà máy điện Biomass, công suất 50MW. Nhà máy này sử dụng phụ phẩm gỗ của nhà máy cưa  để làm nhiên liệu.

2015-12-23_223949

Theo nhật báo The Sydney Morning Heral (Úc), các nước Úc và Mỹ  đầu tư  vào công nghệ sản xuât nhiên liệu sinh học  thế hệ thứ hai để sản xuất Ethanol (Hiện 2 nước này đang sản xuất ethanol gốc bắp). Mỹ đã đầu tư 600 triệu USD, dự kiến sẽ tăng 2 lần sơ với ethanol gốc bắp;  Úc đầu tư 15 triệu  đô la Úc để sản xuất nhiên liệu tương tự.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *