Hướng dẫn thực tập thực tế Lào Cai – Sa Pa

5/5 – (1 vote)

Bộ môn Công nghệ Môi trường,

Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

phần I.

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, NỘI DUNG, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TẬP

  1. Mục đích, ý nghĩa của thực tập chuyên môn

     Thực tập thực tế chuyên môn là một môn học bắt buộc đối với các sinh viên ngành Khoa học Môi trường. Với mục đích cung cấp kiến thức cơ bản nhất trong nghiên cứu thực địa cho sinh viên. Minh họa, bổ sung kiến thức cho các môn đã học. Bổ sung kiến thức thực tế về tài nguyên – môi trường, công nghệ môi trường, đánh giá tác động môi, ô nhiễm môi trường.

  1. Nội dung thực tập chuyên môn

     Nghiên cứu công nghệ khai thác, sàng tuyển, công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường  và đánh giá tác động môi trường tới tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái, các danh lam thắng cảnh, các cộng đồng dân cư từ các hoạt động sản xuất, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch và quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.

  1. Phương pháp làm việc tại thực địa
  • Nghiên cứu tài liệu.
  • Điều tra, khảo sát thực địa, quan sát thực tế, phỏng vấn chính thức, bán chính thức và không chính thức.
  • Lấy mẫu, đo nhanh ngoài thực địa một số chỉ tiêu môi trường…
  • Nghe các báo cáo chuyên đề
  • Ghi chép, phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin
  • Thuyết trình trao đổi sau mỗi buổi thực tập.
  1. Yêu cầu

          Sinh viên làm việc theo nhóm chuyên đề, nghe báo cáo hướng dẫn theo đoàn và viết báo cáo tổng kết cá nhân với một số nội dung thu thập được trong quá trình thực địa trên cơ sở những ý kiến đánh giá và đề xuất của cá nhân.

  1. Đánh giá
  • Theo thang điểm 10
  • Báo cáo theo nhóm điểm 0,3 (SEMINAR)
  • Báo cáo cá nhân điểm 0,7 (BÁO CÁO NHÓM: 6 SV/NHÓM)

…………………………………………………………………………………………………

VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN

  1. Kiến thức cần chuẩn bị

– Tổng quan tài liệu về khu vực nghiên cứu.

– Những khái niệm cơ bản về Đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, du lịch và du lịch sinh thái. Giáo dục môi trường, tri thức bản địa.

  1. Nội dung chi tiết

Tại Khu du lịch Sa Pa, sinh viên cần phải quan sát, ghi chép đầy đủ những thông tin cơ bản về hiện trạng phát triển du lịch, hiện trạng đa dạng sinh học, du lịch sinh thái… Những khó khăn và thuận lợi trong phát triển du lịch ở Sa Pa…

Qua khảo sát thực tế, sinh viên cần xác định được những vấn sau:

 + Hiện trạng đa dạng sinh học, cảnh quan và điều kiện môi trường, sinh thái của khu vực.

+ Các tác động đến môi trường do hoạt động du lịch gây ra cho VQG Hoàng Liên, thị trấn Sa Pa, Bản Cát Cát.

+ Hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn tại thị trấn và các khu du lịch trong khu vực.

+ Tác động của du lịch đến văn hóa bản địa (bản Cát Cát) và người dân – chủ yếu người H’Mông.

Sinh viên cần tích cực, chủ động đặt câu hỏi đối với người dân bản địa, khách du lịch và giảng viên về những vấn đề mình thắc mắc.

…………………………………………………………………………………………………………

Tổng quan về VQG Hoàng Liên

Vườn quốc gia Hoàng Liên là một vườn quốc gia Việt Nam được thành lập năm 2002, nằm ở độ cao từ 1.000 – 3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa bàn các huyện Than Uyên , Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Tọa độ địa lý của vườn từ 22°07′ – 22°23′ độ vĩ Bắc và 103°00′-104°00′ độ kinh Đông.

  1. Lịch sử công nhận

Trước khi được công nhận là vườn quốc gia, khu vực này là một khu bảo tồn thiên nhiên mang tên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên-Sa Pa từ năm 1996. Vườn quốc gia Hoàng Liên được thành lập theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2002, về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Sa Pa thành Vườn quốc gia Hoàng Liên.

Vườn quốc gia Hoàng Liên được chọn là một Trung tâm đa dạng của các loài thực vật trong Chương trình bảo tồn các loàì thực vật của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN). Vườn cũng được Quỹ môi trường toàn cầu được xếp vào loại A, cao cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam.

Năm 2006, Vườn quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN.

  1. Vị trí, diện tích, đặc điểm

Vườn quốc gia Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam, nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000m so với mặt biển, phía Tây Bắc dãy núi Hoàng Liên, trong đó có đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Đông Dương (3.143m). Tổng diện tích phần lõi của vườn gồm 29.845ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chiếm 11.875ha, phân khu phục hồi sinh thái chiếm 17.900ha và phân khu dịch vụ hành chính gồm 70ha[1]. Vùng lõi của vườn nằm trọn trong các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và một phần thuộc các xã Mường Khoa, Thân Thuộc huyện Than Uyên. Vùng đệm của vườn có tổng diện tích là 38.724ha, bao gồm thị trấn Sa Pa và một số xã thuộc hai huyện Sa Pa, Văn Bàn tỉnh Lào Cai, và 2 xã thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu. Trong khu vực có 6 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Dao và H’Mông chiếm đa số.

Vườn có kiểu sinh thái rừng á nhiệt đới núi cao với hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng trong đó có nhiều loài quý hiếm và nhiều sinh cảnh đặc hữu.

  1. Hệ động, thực vật

Thực vật tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 2.024 loài thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng v.v. Có tới trên 700 loài cây được dùng làm thuốc, trong đó có những cây dược liệu được khai thác và đưa vào sử dụng từ lâu như thiên niên kiện, đương quy, thục địa, đỗ trọng, hoàng liên chân chim, đỗ quyên, kim giao, thảo quả v.v. Đó là chưa kể còn trên 2.500 loài lấy được mẫu tiêu bản nhưng chưa xác định được tên họ của cây.

Tại đây người ta còn tìm thấy loài nấm cổ linh chi trong đó có những tai nấm nặng trên 6kg.

Khảo sát theo dọc tuyến Hoàng Liên, các nhà khoa học cũng đã phát hiện thêm nhiều loài quý hiếm, như ở độ cao 2.000 mét của khu vực các xã Séo Mý Tỷ đến Dền Thàng có rừng pơ mu mọc liên tiếp với diện tích trên 100ha, mỗi cây có đường kính trên 1m; ở huyện Phan Xi Păng đi San Sả Hồ ở độ cao gần 3.000m, lại phát hiện rừng đỗ quyên với khoảng 20 loài trong tổng số 27 loài có mặt tại Việt Nam, trong đó đẹp và nhiều nhất là loài quyên ly, quyên huyền diệu, quyên silie.

Số lượng các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam, khiến Vườn quốc gia Hoàng Liên sở hữu kho tàng gen cây rừng quý hiếm bậc nhất trong các vườn quốc gia Việt Nam

Vườn sở hữu ba loài cây đặc biệt quý hiếm là loài bách xanh, phân bố tại vùng núi đá vôi xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, mọc rải rác trên diện tích 30ha nhưng hiện chỉ còn không đến 10 cây có đường kính thân cây từ 20-30cm, cao trên 20m. Loài thông đỏ chỉ còn 3 cá thể được tìm thấy tại xã Sa Pả huyện Sa Pa, sống ở độ cao trên 2.000m. Loài vân sam Hoàng Liên (sam lạnh) mọc ở độ cao 2.700m, cây cao từ 18-20m, có đường kính gốc từ 50-80cm, phân bố trong vùng lõi vườn quốc gia với diện tích khoảng 400-500 ha. Ba loại cây quý hiếm này nay đang được Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Chương trình Đông Dương khuyến cáo cần có biện pháp bảo tồn, nhân giống vì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao.

Về động vật, tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh những loài quen thuộc như sóc bay, mèo rừng, sơn dương, vượn đen, là những loài có nguy cơ tuyệt chủng như vượn đen tuyền, hồng hoàng, cheo cheo, voọc bạc má; chim có 347 loài trong đó có những loài quý hiếm như đại bàng đốm to, trĩ mào đỏ, chim hét mỏ vàng; động vật lưỡng cư có 41 loài; bò sát với 61 loài. Vườn bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam, trong đó có loài ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện.

  1. Giá trị du lịch

Thị trấn Sa Pa nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên từ lâu đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của Việt Nam. Du khách đến Sa Pa có thể tiếp tục hành trình theo các tuyến du lịch đến các khu vực thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên như chinh phục đỉnh Phan Xi Păng, vượt đèo Ô Quy Hồ, khám phá văn hóa các dân tộc thiểu số sinh sống trong vùng đệm của vườn. như hiện nay cang ngay giá cả của cây thảo quả càng cao, nên người dân địa phương đang tàn phá rất nhiều rừng, khi trông cây thảo quả buộc cư dân phải đốn rất nhiều cây cổ thụ để trồng cây, và khi thu hoạch họ cung cần đốn nhiều cây để lấy củi, và rừng đang bị tàn phá, các cán bộ của khu bảo tồn họ chỉ lo tìm khách du lịch để kiếm tiền, còn rừng khắp nơi bi phá thì họ không quan tâm.

5. Vấn đề bảo tồn

Tuy nhiên, do sự nở rộ của du lịch và các hoạt động khai thác lâm thổ sản của người dân, Vườn quốc gia Hoàng Liên đứng trước nguy cơ bị xâm hại, biến thành bãi rác do nhiều du khách tự phát cây mở lối đi, hạ trại, đốt lửa, xả rác, mặc sức chặt cây tỉa cành. Báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Sa Pa cho biết hiện nay diện tích rừng nguyên sinh trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên chỉ còn khoảng 30%, tốc độ suy thoái rừng đang tăng nhanh, trong đó có nguyên nhân can thiệp khá sâu và không có kế hoạch của con người

Từ năm 2003 trở lại đây, Ban quản lý Vườn quốc gia Hoàng Liên đã ký kết với các hộ dân trong vùng tham gia bảo vệ và phát triển vườn. Đến giữa quý 2 năm 2004 đã có trên 300 hộ dân ở 6 xã vùng đệm và các trưởng thôn bản, các trưởng dòng họ ký cam kết tham gia bảo vệ rừng và thú rừng[4]; phát triển du lịch cảnh quan sinh thái nhưng không xâm hại đến rừng, không vứt rác thải, hoá chất gây tác động xấu đến môi trường sinh thái của vườn. Ban quản lý vườn cũng có kế hoạch hỗ trợ rút những hộ dân ra khỏi vùng lõi để tập trung công tác tu bổ, bảo vệ phát triển vốn rừng. Tuy nhiên đến nay mới có 1/6 diện tích vườn được ký cam kết với dân.

Yêu cầu công việc:

  • Đánh giá sự đa dạng sinh học và các loài cây đặc chủng tại vườn quốc gia Hoàng Liên? Tại sao có sự khác biệt này?
  • Sự khác biệt về đa dạng sinh học và về thành phần loài giữa vườn quốc gia Hoàng Liên và Hồ Ba Bể?
  • Cơ chế quản lý và chính sách quản lý tài nguyên tại vườn quốc gia Hoàng Liên.
  • Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tài VQG đến tài nguyên ở khu vực này? Giải pháp hạn chế?

……………………………………………………………………………………

MỎ APATIT LÀO CAI – TP LÀO CAI

  1. Kiến thức cần chuẩn bị

– Tổng quan tài liệu về khu vực nghiên cứu.

– Những khái niệm cơ bản về ô nhiễm môi trường; nguồn gây ra ô nhiễm môi trường (nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo); tác nhân (vật chất) gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan môi trường; các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực khai trường và trong nhà máy

  1. Nội dung chi tiết

Tại mỏ Apatit, sinh viên sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu về mỏ Cóc và khai trường khai thác Apatit. Sinh viên cần phải nắm được và ghi chép đầy đủ những thông tin cơ bản về hiện trạng khai thác Apatit, công nghệ khai thác là gì? Những khó khăn thuận lợi trong sử dụng công nghệ khai thác Apatit, có đổi mới công nghệ khai thác đến nay hay không?,….

Qua khảo sát thực tế, sinh viên cần xác định được những vấn đề môi trường sau:

 + Hiện trạng công nghệ khai thác quặng

+ Các tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn, nước, đất và tác động đến cộng đồng dân cư xung quang cũng như công nhân làm việc tại khai trường.

+ Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái khu vực.

Qua khảo sát nhà máy tuyển Apatit, sinh viên phải nắm một số nội dung sau:

+ Công nghệ tuyển quặng,

+ Các vấn đề môi trường do nhà máy tuyển gây ra: ô nhiễm bụi, tiếng ồn, hóa chất, nước thải, chất thải rắn….

+ Mô tả và dánh giá được ưu và nhược các công nghệ xử lý ô nhiễm nước thải, chất thải rắn, khí thải đang được thực hiện tại nhà máy.

Sinh viên cần tích cực, chủ động đặt câu hỏi đối với người hướng dẫn, cán bộ quản lý mỏ và giảng viên về những vấn đề mình thắc mắc.

…………………………………………………………………

Tổng quan về mỏ Apatit Lào Cai

I. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên

Mỏ Apatit Lào Cai nằm ở hữu ngạn sông Hồng với chiều dài khoảng 100 km từ Lũng Pô – Bát Xát đến Bảo Hà thuộc tỉnh Lào Cai, với chiều rộng từ 1 đến 4 km. Được chia thành 3 phân vùng chính là:

  1. Phân vùng Bát Xát – Ngòi Bo: là trung tâm của khoáng sản Apatit Lào Cai, có chiều dài 33,5 km. Là vùng có trữ lượng quặng lớn và ổn định nhất.
  2. Phân vùng Ngòi Bo – Bảo Hà: số liệu thăm dò địa chất chưa đầy đủ để xác định trữ lượng tài nguyên.
  3. Phân vùng Bát Xát – Lũng Pô: chưa thực hiện thăm dò địa chất để xác định trữ lượng tài nguyên.

Mỏ Apatit Lào Cai được phát hiện từ năm 1924 và khai thác từ năm 1940. Quặng apatit Lào Cai là một loại quặng phosphat có nguồn gốc trầm tích biển, các khoáng vật phosphat trong đá trầm tích không nằm ở dạng vô định như ta tưởng trước đây mà nằm ở dạng ẩn tinh, phần lớn chúng biến đổi giữa floroapatit Ca5(PO4)6F2 và cacbonat-floroapatit Ca5([PO4],[CO3])3F. Hầu hết các phosphat trầm tích dưới dạng cacbonat-floroapatit gọi là francolit. Dưới tác dụng của biến chất các đá phi quặng biến thành đá phiến, dolomit và quaczit, còn đá chứa phosphat chuyển thành quặng apatit-dolomit. Sản lượng quặng Apatit đã khai thác (chủ yếu từ năm 1956 đến năm 2005) là:

– Quặng Apatit loại I: 14, triệu tấn.

– Quặng Apatit loại II: 3 triệu tấn.

– Quặng Apatit loại III: 40 triệu tấn.

– Quặng Apatit tuyển: 2,5 triệu tấn.

Và nhiều loại sản phẩm khác như: phân bón NPK; Vật liệu xây dựng; Quặng Fenspát, cao lin…

II. Trữ lượng quặng tại khu trung tâm theo số liệu thăm dò địa chất (số liệu thăm dò chưa đầy đủ) là khoảng 800 triệu tấn gồm:

 2015-11-02_225254 – Quặng Apatit loại I:

( hàm lượng P2O5 28-33%)

– Quặng Apatit loại II:

( hàm lượng P2O5  18-24%)

– Quặng Apatit loại III: (hàm lượng P2O5  14-16%)

– Quặng Apatit loại IV

Quặng loại I đực dùng trực tiếp để sản xuất super lân và được tập trung khai thác từ hơn 30 năm nay.

Bốc xúc sản phẩm tại kho lên toa xe đường sắt

Quặng loại IV có trữ lượng lớn, chiếm hơn 50% trữ lượng toàn bể quặng, hiện chưa có hướng sử dụng.

    Địa bàn hoạt động của Công ty thuộc tỉnh Lào Cai (Phía Tây Bắc Việt Nam). Nơi đây có cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu (Vân Nam – Trung Quốc).

Từ Lào Cai có hệ thống đường sắt và đường bộ nối liền các tỉnh trong cả nước. Đồng thời hệ thống đường sắt, đường bộ này cũng được nối liền hệ thống đường sắt, đường bộ quốc tế đi Vân Nam – Trung Quốc.

Một số tuyến đường bộ và đường sắt chủ yếu từ Công ty đến Hà Nội, cảng biển Hải Phòng như:

* Đường nội địa:

 2015-11-02_225333 – Đường sắt Lào Cai – Hà Nội: 294 km.

– Đường sắt Lào Cai – Hải Phòng: 400 km.

– Đường bộ Lào Cai – Hà Nội (Quốc lộ số 70; 2): 338 km.

– Đường bộ Lào Cai – Hải Phòng (Quốc lộ số 70; 2 và 5): 443 km.

Từ cảng Hải Phòng có thể vận chuyển hàng hoá đi các cảng trong nước và quốc tế.

Vận chuyển sản phẩm tại đường sắt công nghệ của Công ty

* Đường quốc tế:

– Đường sắt Lào Cai – Côn Minh: Khoảng 450 km.

– Đường bộ Lào Cai – Côn Minh: Khoảng 500 km.

III. Hiện trạng khai thác apatit tại mỏ Cóc

Công suất khai thác khoảng 1,9-2 triệu tấn/ năm, phương thức khai thác lộ thiên với mức cơ giới hóa cao từ khâu khai thác, vận chuyến đến chế biến.

Các máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình khai thác cơ bản là phải nhập khẩu từ nước ngoài như máy khoan, máy xúc ..chủ yếu là những thiết bị của Liên Xô,các phương tiện vận tải rất hiện đại của mĩ…

 

 2015-11-02_225408
Khai trường apatit
  1. Các sản phẩm chủ yếu

Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu.

Năm 2005, Công ty sản xuất và tiêu thụ hơn 1 triệu tấn quặng Apatit cho sản xuất phân bón chứa lân và sản xuất Phốt pho vàng trong nước; sản xuất và tiêu thụ gần 20.000 tấn quặng Caolin, Fenspat.

* Các loại sản phẩm chính công ty đang sản xuất và tiêu thụ

– Quặng Apatit nguyên khai loại I.

– Quặng Apatit nguyên khai loại II. – Phân hỗn hợp NPK.

– Quặng Apatit tuyển. – Phụ gia các loại.

– Quặng Fenspat – Đá xây dựng các loại.

 2015-11-02_225434  2015-11-02_225501  2015-11-02_225535
Quặng photphat loại1 Quặng photphat loại2 Quặng photphat tuyển
  1. Thực trạng phát triển các công ty giai đoạn 2006 – 2010

* Kế hoạch đầu tư nội bộ:

– Hoàn chỉnh đầu tư giai đoạn 2 nhà máy tuyển quặng Apatit Tằng Loỏng để đạt công suất 700.000 tấn/ năm.

– Đưa vào sản xuất nhà máy tuyển quặng Apatit Cam Đường công suất 100.000 tấn/ năm.

– Đầu tư mở các khai trường mới tại khu vực Bắc Nhạc Sơn.

 2015-11-02_225602
Xưởng sửa chữa thiết bị

– Đầu tư xây dựng nhà máy tuyển quặng Apatit Bắc Nhạc Sơn công suất 350.000 -400.000 tấn/ năm.

– Hoàn chỉnh và đưa vào vận hành nhà máy sản xuất phân hỗn hợp NPK 30.000 tấn/năm.

– Đầu tư xây dựng mỏ đá xây dựng 150.000 m3/năm.

– Đầu tư xưởng ép quặng Apatit làm nguyên liệu cho sản xuất phốt pho vàng, công suất 80.000 – 120.000 tấn/năm.

* Hợp tác, liên doanh đầu tư sản xuất:

+ Góp vốn đầu tư vào một số dự án thuỷ điện nhỏ tại Lào Cai.

+ Công ty có thể hợp tác, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước ở các lĩnh vực: tuyển quặng Apatit các loại; Chế biến các loại sản phẩm từ quặng Apatit.

 2015-11-02_225626  2015-11-02_225652
Nhà thi đấu thể thao (đang thi công) Khách sạn của Công ty tại khu du lich

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *