Tại sao lại có hiện tượng mưa axit?

3.9/5 – (7 votes)

Tại sao lại có hiện tượng mưa axit?

Mưa axit là hậu quả của sự ô nhiễm khói bụi, được phát hiện lần đầu tiên tại Thụy Điển năm 1948. Tại Việt Nam chúng ta thì cho đến đầu những năm 90 hiện tượng này đã bắt đầu được quan tâm hơn. Và các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra mưa axit xuất hiện ở nước ta.

Ở Việt Nam đã có sự xuất hiện của mưa axit tại Cà Mau năm 1998. Cà Mau không phải là tỉnh có công nghiệp phát triển cho nên nguyên nhân có mưa axit được giải thích là do các hoạt động giao thông vận tải, đốt rừng, nạn cháy rừng,…Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải xem xét những tác động khác như khói công nghiệp, hoạt động núi lửa hay do các nước ở cùng lân cân như Malaysia, Philipines,…do gió mang đến. Hiện nay hiện tượng mưa axit đang tăng lên đáng kể và tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng,..Đáng chú ý là tại khu vực Cần Thơ, tần suất xuất hiện mưa axit trung bình trong 10 năm đã lên đến 58%.

Khái niệm và nguyên nhân tạo ra mưa axit.

Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH <5,6), trong thành phần có chưa nito và lưu huỳnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra mưa axit như do các đám mây hoặc do sự phun trào núi lửa, nhưng nguyên nhân sâu sa phải kể đến đó là do con người. Nó được bắt nguồn từ việc con người tiêu thụ nhiều nguyên liệu từ dầu mỏ, than đá… cho quá trình sống và lao động sản xuất.

Việc tiêu thụ than đá, dầu mỏ sẽ thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại như SO2, NO2. Các khí này khi thải vào môi trường đã bị hòa tan với hơi nước trong không khí từ đó tạo thành axit sunfuaric và axit nitric. Khi trời mưa, các hạt axit lẫn vào nước mưa là cho độ pH có trong nước mưa bị giảm. Nó có thể hòa tan một số loại bụi kim loại bay lơ lửng trong không khí và trở nên độc hại với con người, vật nuôi và cây cối.

Xem thêm: Liệu chúng ta có đang sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật biển?

Tác hại của mưa axit.

  • Ảnh hưởng đến ao hồ và hệ thủy sinh vật: mưa axit ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ao hồ và thủy sinh vật sống dưới đó. mưa axit rơi trên mặt đất sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất đồng thời mang các kim loại độc xuống ao hồ. Vào mùa xuân khi băng tan, kim loại nặng trong băng sẽ vào các ao hồ là thay đổi độ pH trong ao hồ, các thủy sinh vật sẽ bị chết do sốc với sự thay đổi đột ngột này từ đó sẽ dẫn đến thiệt hại nặng đối với các loài sinh vật. Khi có nhiều sinh vật bị chết, việc phân hủy chúng sẽ tiêu thụ một lượng oxi lớn, điều này sẽ làm suy giảm oxi thủy vực làm cho những sinh vật dưới nước khác bị ngạt.
  • Ảnh hưởng đến thực vật và đất: mưa axit ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực vật và đất. Mưa axit sẽ ngấm xuống đất và làm tăng độ chua của đất. Khi mưa, các chất dinh dưỡng trong đất sẽ bị rửa trôi đồng thời hợp chất nhôm có trong đất sẽ phóng ra các ion nhôm, rễ cây có thể hấp thụ các ion này và bị nhiễm độc. Khi đó hệ thực vật sẽ bị tổn hại rất lớn và nếu rừng bị tổn hại thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và việc làm của con người không những thế nó còn làm mất cân bằng hệ sinh thái nữa.
  • Ảnh hưởng đến khí quyển: Các hạt sulphate, nitrate tạo thành trong khí quyển sẽ làm hạn chế tầm nhìn. Sương mù từ axit sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng lan truyền ánh sáng mặt trời. Ở Bắc Cực nó còn là ảnh hưởng đến sự phát triển của Địa y.
  • Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc: Những hạt axit khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng điêu khắc sẽ ăn mòn chúng. Nó sẽ làm hỏng các tòa nhà, những bức tượng đặc biệt là những bức tượng làm từ cẩm thạch, làm hỏng các di tích lịch sử.
  • .Ảnh hưởng đến con người: con người sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, ho gà hay một số chững bệnh khác như đau mắt, nhức đầu, đau họng,… Ngoài ra nó còn gây ra hiện tượng tích tụ sinh học các kim loại trong cơ thể con người từ các nguồn thực phẩm bị nhiễm những kim loại này do mưa axit.
  • Ảnh hưởng đến các loại vật liệu: làm hư vải sợi, sách, đồ dùng quý giá. Nếu các hạt axit lẫn vào trong không khí của các thư viện hay viện bảo tàng thì chúng sẽ tiếp xúc vào phá hủy các vật liêu như nói ở trên.

Tuy nhiên mưa axit cũng đem lại lợi ích đáng kể. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy những cơn mưa chứa axit sunfuaric làm giảm phát thải methan ở các đầm lầy, nhờ đó làm giảm hiện tượng nóng lên của Trái Đất.

Comments

One response to “Tại sao lại có hiện tượng mưa axit?”

  1. […] Xem thêm: Tại sao lại có hiện tượng mưa axit? […]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *