Các giải pháp tiêu huỷ thuốc BVTV tồn đọng

5/5 – (1 vote)
  1. Các gii pháp tiêu hu thuc BVTV

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp, công nghệ khác nhau để xử lý, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật, có thể liệt kê như : Phá hủy bằng tia cực tím (hoặc bằng ánh sáng mặt trời);  Phá huỷ bằng hồ quang Plasma; Phá hủy bằng ozon UV ; Phương pháp thủy phân ; Phương pháp oxy hoá ở nhiệt độ thấp; Oxy hoá bằng không khí ướt; Oxy hoá nhiệt độ cao ( Thiêu đốt ,nung cháy hoặc lò nóng chảy);  Phương pháp điện hoá; Phương pháp chiết; Phương pháp hấp phụ; Phương pháp chôn lấp …. ở đây chúng tôi đi sâu vào phân tích 5 phương pháp hay được sử  trong điều kiện Việt Nam.

2015-10-23_1316021.1.Phương pháp thủy phân

Có hai loại thủy phân:  Thủy phân trong môi trường axit  và thủy phân trong môi trường kiềm.

Mục đích của quá trình thủy phân là nhằm tạo điều kiện cho sự phá vỡ một số mối liên kết nhất định, chuyển hoá chất có độ độc tính cao thành chất có độ độc tính thấp hơn hoặc không độc.

Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại thuốc BVTV mà ta chọn phương pháp nào và sử dụng các chất xúc tác thích hợp cho từng quá trình thủy phân trên.

ưu điểm :

– Sử dụng thiết bị đơn giản, dễ chế tạo.

– Vật tư hoá chất dễ kiếm

Nhược điểm :

– Sản phẩm tạo ra mặc dù có độc tính thấp nhưng mạch cacbon của phân tử  hữu cơ thường không bị cắt đứt nên các sản phẩm thủy phân cần phải có các phép xử lý tiếp theo trước khi thải ra môi trường

Đối với từng thuốc BVTV phải có qui trình riêng và phải có sự kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của quá trình xử lý.

1.2.  Phương pháp điện hoá

Phương pháp dựa trên khả năng oxy hoá trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các tác nhân oxy hoá mới sinh dưới tác dụng của dòng điện để phân hủy các chất BVTV về dạng không độc hoặc ít độc hơn.

Ưu điểm :

– Có khả năng phá hủy được hầu hết các thuốc BVTV về dạng ít ảnh hưởng đến môi trường nhất.

– Chi phí cho quá trình xử lý không nhiều.

Nhược điểm :

– Đòi hỏi có đầu tư ban đầu cho chế tạo thiết bị.

1.3.  Phương pháp hấp phụ:

Phương pháp này thường được sử dụng để thu gom hoặc xử lý ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý trên.

Có thể dùng các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên như: than hoạt tính, bentonit… hoặc các chất hấp phụ tổng hợp  khác nhau.

Các thuốc BVTV sau khi được hấp phụ trên các vật liệu hấp phụ thì có thể áp dụng các phương pháp khác nêu trên để tiêu hủy tiếp như:  phương pháp đốt, phương pháp chiết, phương pháp phân hủy bằng vi sinh vật…

1.4. Phương pháp chôn lp

Là quá trình cô lập thuốc BVTV, hạn chế ảnh hưởng tới môi trường. Phương pháp này là công đoạn cuối cùng đối với các dạng chất thải rắn độc hại không thể khí hoá.

Ưu điểm:

– Yêu cầu công nghệ không cao, chi phí xây dựng cơ bản thấp

– áp dụng được với các loại thuốc BVTV

Nhược điểm:

– Yêu cầu về vị trí xây dựng khắt khe: địa chất ổn định không có lớp đá vôi, cao ráo, thuận tiện về mặt giao thông, xa khu dân cư, không phải là nơi trú ngụ của các sinh vật quý, khu di tích lịch sử ….

– Không kiểm soát được các quá trình hoá lý diễn ra trong chất thải.

– Có thể làm ô nhiễm nước ngầm và đất.

– Vẫn là mối đe doạ gây ô nhiễm môi trường.

1.5. Phương pháp dùng thiêu đốt trong lò  nhiệt đ cao

Đốt chất thải ô nhiễm thực chất là oxy hoá chúng bằng oxy không khí ở nhiệt độ cao. Có thể nói đó là quá trình cuối cùng cho các chất thải nguy hiểm như thuốc BVTV khi không thể tái chế, tái sử dụng hay không đảm bảo an toàn khi chôn lấp ở bãi chôn lấp. Sản phẩm của phản ứng phân hủy nhiệt khi đốt cũng giống như sản phẩm của quá trình phân hủy bằng Plasma  và cũng tuỳ thuộc vào tính chất của loại thuốc BVTV.

Ưu điểm:

– Có khả năng tiêu hủy các dạng khác nhau của thuốc BVTV

– Đối với các loại thuốc BVTV hoà tan bằng dung môi hữu cơ thì có thể dùng ngay chúng làm nhiên liệu để đốt.

– Chi phí thêm cho quá trình tiền xử lý không lớn

– Lượng chất thải còn lại sau khi xử lý không độc , không đáng kể về số lượng.

– Khí thải sinh ra trong quá trình tiêu hủy có thể xử lý dễ dàng bởi các dung dịch hấp thụ  nên không gây ra ô nhiễm hay ảnh hưởng tới môi trường.

Nhược điểm :

– Đầu tư ban đầu cho thiết bị tương đối lớn .

– Không thể sử dụng được đối với các hợp chất có chứa kim loại độc, dễ bay hơi (Hg ; As ) cũng như các chất dễ nổ hay chất phóng xạ.

2015-10-23_121426

  1. Phương án xử lý triệt đ thuốc BVTV tồn đọng

Để tiêu hủy một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng, cấm lưu hành và các vỏ bao bì bị ô nhiễm thuốc BVTV chúng tôi sử dụng các phương pháp tiêu hủy khác nhau tuỳ thuộc vào sự phân loại của thuốc BVTV. Quy trình tiêu huỷ thuốc BVTV của Trung tâm sẽ thực hiện liên hoàn các phương pháp là: thuỷ phân, điện hoá, thiêu đốt và hấp thụ…  Sơ đồ nguyên lý chung của quá trình tiêu hủy các thuốc BVTV được trình bày như sau:

qui trình tiêu huỷ thuốc BVTV

2015-10-23_121525

2.1. Thu gom thuốc BVTV

Thuốc BVTV tồn đọng hiện có mặt trong kho Đình Trám được chứa trong thùng phi, can  và chai lọ đã bị mục nát, nứt vỡ nhiều, với từng đối tượng phải có công nghệ thu gom khác nhau:

– Thuốc BVTV đựng trong thùng phi và can : Do để lâu ngày thông thường, trong thùng các thuốc BVTV tồn tại dạng bùn nhão hay phần trên là dung dịch phần dưới là bùn nhão. Để tiêu hủy tốt, dùng dầu Diezen hoặc các dung môi thích hợp hoà tan hoàn toàn dạng bùn nhão trên thành dạng dung dịch. Toàn bộ dung dịch đưa đến hệ thống tiêu hủy nhiệt phun đốt cùng các chất xúc tác và các chất oxy hoá. Vỏ thùng được tiêu độc bằng phương pháp hoá học sau đó đốt hở với dầu trong hệ thống đốt vỏ.

– Thuốc BVTV đựng trong chai lọ thủy tinh, nhựa : Thuốc BVTV đựng trong các loại chai lọ có dung tích khác nhau (  Thông thường có loại 100ml , 250ml và 500ml vv… ) bằng vật liệu nhựa hay thủy tinh và có nút đậy. Để thu gom thuốc BVTV từ các đối tượng này thường phải tháo dỡ chai lọ trong các tủ hút. Chai lọ sau khi tháo dỡ phải qua các bước xử lý như :  Súc rửa bằng dung môi để thu hồi thuốc, tiêu độc sơ bộ bằng các tác nhân hoá học và tiêu hủy trên hệ thống tiêu hủy vỏ bao.

– Thuốc BVTV đựng trong các loại ống tiêm 2ml, 5ml bằng thủy tinh hoặc nhựa: Thuốc BVTV cần được tháo bỏ khỏi các ống thuốc bằng các dụng cụ chuyên dùng, vỏ được xử lý, tiêu độc sơ bộ và tiêu hủy nhiệt.

2.2. Thuyết minh công ngh tiêu hủy thuốc BVTV

Tất cả các loại thuốc BVTV sau khi được xử lý hoá học, tiêu độc sơ bộ đều có thể tiêu hủy trên hệ thống tiêu hủy nhiệt hai cấp: Lò sơ cấp là hệ thống lò đốt quay có nhiệt độ 4000C – 5000C với các chất xúc tác thích hợp. Toàn bộ các sản phẩm cháy ở lò sơ cấp (khí và khói sinh ra trong quá trình đốt) tiếp tục được  đưa sang lò đốt thứ cấp có nhiệt độ 8000C – 10000C để đốt cháy hoàn toàn, khí sau lò thứ cấp được xử lý trong tháp lọc màng hơi nước với các dung dịch hấp thụ thích hợp. Dung dịch hấp thụ được dùng trong chu trình tuần hoàn khép kín và được xử lý bằng than hoạt tính tẩm xúc tác.

Một số loại thuốc được tiêu huỷ bằng phương pháp điện hoá để tạo ra các sản phẩm không độc và sau đó các sản phẩm này được thiêu huỷ trong lò đốt hai cấp như đã trình bầy.

Tất cả các loại thuốc BVTV dạng bột và vỏ bao bì  sau khi xử lý hoá học và tiêu độc sơ bộ được tiêu hủy trên lò đốt tĩnh có hệ thống xử lý khói và khí thải tương tự lò quay.

Thống kê thuốc BVTV hiện có tại Chi cục thuốc BVTV tỉnh Bắc Giang xem trong phụ lục kèm theo.

Phương thức thực hiện giao nhận sản phẩm tiêu huỷ: Khi giao nhận Thuốc BVTV tiêu huỷ phải có sổ giao nhận ký kết hàng ngày giữa Trung tâm và Chi cục về số lượng, chất lượng. Khi kết thúc công việc trong ngày mà vẫn còn thuốc chưa tiêu huỷ hết phải ghi biên bản bàn giao cho bảo vệ Xí nghiệp về số lượng, chất lượng và tình trạng thiết bị một cách rõ ràng để làm cơ sở.

[Bài viết dựa trên báo cáo: Tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng, cấm lưu hành của Chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang bằng phương pháp thiêu đốt, 2000]

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *