Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt

5/5 – (1 vote)

1. Các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

Nói chung, bốn nhóm công nghệ xử lý sinh học nước thải bệnh viện đang được áp dụng ở nước ta, đó là công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt, công nghệ bùn hoạt tính, công nghệ lọc sinh học ngập nước và ao sinh học ổn định.

Có thể so sánh ưu nhược điểm của từng công nghệ như sau:

Công nghệ Ưu điểm Nhược điểm
 

 

Bùn hoạt tính

   – Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường

 

 – Nhiều chi tiết vật tư nhanh phải thay thế.

– Chi phí vận hành cao.

– Khi vận hành có thể phát tán bọt do các chất tẩy rửa hoặc phát tán vi khuẩn do quá trình sục khí

– Người vận hành phải được đào tạo chuyên môn.

Lọc sinh học trong thiết bị hợp khối (ngập nước)    – Không cần bơm bùn

– Tiện lợi cho việc lắp đặt, thi công

 – Hoạt động không ổn định trong điều kiện thỉnh thoảng mất điện.

– Khó điều chỉnh hoạt động của cả hệ thống

Lọc sinh học nhỏ giọt     – Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường

– Không cần bơm bùn và máy thổi khí.

– Chi phí vận hành thấp

– Vận hành đơn giản

 

    – Hiệu quả hoạt động phụ thuộc nhiệt độ. Hoạt động kém khi nhiệt độ xuống dưới 150C.
Ao sinh học ổn định     – Chi phí đầu tư thấp

– Chi phí vận hành thấp

    – Nước sau xử lý không đạt tiêu chuẩn môi trường.

– Cần diện tích lớn;

– Không thể đáp ứng đuợc khi mùa mưa. Không kiểm soát được hiệu quả hoạt động.

Như vậy, có thể thấy rằng công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt phù hợp nhất với điều kiện đầu tư và sử dụng của các bệnh viện ở nước ta.

2. Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt xử lý nước thải bệnh viên

Với nước thải bệnh viện, ngoài các thành phần vi sinh vật gây bệnh còn có đặc trưng giống nước thải sinh hoạt nên quy trình xử lý không cần quá phức tạp. Mặt khác, những yêu cầu riềng của hệ thống xử lý nước thải nằm trong khuôn viên bệnh viện và có thể nằm cạnh khu dân cư cũng cần phải tính đến trong việc lựa chọn công nghệ và thiết kế công trình. Công nghệ này có thể được mô tả như sau:

Các đơn nguyên của hệ thống như sau:

Hố thu – SCR: Loại bỏ các tạp chất nổi và lơ lửng có kích thước lớn

Nước thải từ các nguồn phát thải theo đường cống thu gom chảy về hố thu – song chắn rác đặt trước bể điều hòa. Song chắn rác có tác dụng loại bỏ những vật liệu nổi, lơ lửng có kích thước lớn trong nước thải như giẻ, giấy… những tạp chất này có thể gây tắc nghẽn đường ống, làm hỏng máy bơm. Rác định kỳ được vớt lên bằng thủ công rồi đem chôn lấp tại nơi quy định, nước thải sau khi tách rác được chảy về bể điều hòa

Bể chứa – điều hòa: Làm đồng đều lưu lượng và thành phần nước thải.

Trong bể chứa – điều hòa, có lắp đặt hệ thống khuấy trộn bằng thuỷ lực nhằm tăng cường mức độ đồng đều của nước thải về thành phần trước khi vào các công đoạn xử lý tiếp theo. Việc khuấy trộn còn có tác dụng chống lắng cặn lơ lửng để tránh làm giảm thể tích làm việc hữu ích của bể và tránh được hiện tượng phân hủy yếm khí trong thời gian nước thải lưu tại bể, điều này phát sinh mùi khó chịu.

Bể keo tụ – lắng

Từ bể điều hoà, nước thải được bơm vào ngăn trộn keo tụ. Hóa chất cần thiết (ở đây dùng chất keo tụ PAC) được đưa vào nhờ bơm định lượng và khuấy trộn đều với nước thải bằng cơ cấu trộn thủy lực. Tại đây các bông keo tụ được hình thành và lắng xuống đáy bể.

Để tăng cường quá trình phát triển của bông keo tụ, tại đây có thể đưa thêm chất trợ keo tụ Polymer vào buồng phản ứng tạo bông ở giữa bể lắng. Trong vùng lắng của bể, các hạt cặn lơ lửng có trong nước thải sẽ liên kết với các bông keo tụ làm cho kích thước của chúng ngày càng lớn và dưới tác dụng của trọng lực sẽ bị lắng xuống dưới đáy bể. Nước trong sau lắng tràn vào máng thu nước, theo đường ống dẫn chảy vào bể xử lý lọc sinh học. Cặn bùn lắng xuống đáy bể định kỳ xả về bể chứa bùn qua đường ống xả bùn lắp ở đáy bể.

Bể xử lý lọc sinh học hiếu khí: Loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan.

Nước thải từ bể lắng sơ cấp đi vào bể được phân phối đều trên diện tích của bể. Dòng nước thải đi từ trên xuống tiếp xúc với khối vật liệu lọc có vi khuẩn hiếu khí dính bám. Chất hữu cơ hòa tan trong nước thải được hấp thụ và phân hủy, bùn cặn được giữ lại trong khe rỗng của lớp vật liệu lọc. Nước đi qua lớp vật liệu lọc rồi chảy vào khoang ở đáy bể. Từ đây nước được dẫn sang bể lắng thứ cấp.

Bể lắng thứ cấp: tách nhanh bùn hoạt tính.

Từ bể lọc sinh học hiếu khí, nước lẫn bùn hoạt tính chảy vào bể lắng thứ cấp. Bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể và định kỳ được bơm hút xả về bể phân hủy bùn. Bơm bùn được điều khiển bằng rơle thời gian, hoạt động từ 2-3 phút/ một lần, chu kỳ lặp lại là 60 phút. Nước trong sau khi tách bùn hoạt tính chảy vào bể khử trùng.

Bể khử trùng

Tại bể khử trùng, nước thải được trộn với hóa chất khử trùng được cấp vào nhờ bơm định lượng. Nước đã khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn thải và xả ra ngoài.

Bể phân hủy bùn

Bùn cặn lắng từ bể lắng sơ cấp và bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được đưa về bể phân hủy bùn yếm khí. Tại đây, dưới tác dụng của hệ vi sinh vật yếm khí, bùn cặn được phân hủy làm cho thể tích bùn giảm đi nhiều và định kỳ được hút chở đi nơi khác. Nước trong từ bể này quay trở lại bể chứa – điều hòa để xử lý lại.

Với công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt được áp dụng cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cao, độ bền của hệ thống là 20 năm, quy trình vận hành đơn giản và ổn định, thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường thứ cấp. Chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành thấp  (Quy mô từ 50 – 150 giường bệnh là 18 – 20 triệu VNĐ/ m3/ ngày đêm, Quy mô từ 200 giường bệnh trở lên là 15 triệu VNĐ/m3/ngày đêm).

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *