Giải pháp phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt

4.3/5 – (6 votes)

1. Giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt

Trình độ nhận thức của người dân tại KVNC chưa cao, họ chưa phân biệt được rác hữu cơ, rác vô cơ và cũng chưa tiến hành phân loại chúng. Đề tài đề xuất giải pháp phân loại CTRSH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom, tái sử dụng, tái chế và lựa chọn giải pháp xử lý cho phù hợp với từng loại chất thải sau này, được thể hiện cụ thể trong bảng 1.

Bảng 1: Phân loại rác thải sinh hoạt

Loại Nguồn gốc Ví dụ
1.  Rác hữu cơ –  Các vật liệu làm từ giấy –       Các túi giấy, giấy bìa, giấy vệ sinh
–  Có nguồn gốc từ các sợi –       Vải, len,…
–  Thực phẩm thừa đã qua sử dụng –       Vỏ rau củ quả, thức ăn…
2.     Rác vô cơ –  Các loại sản phẩm, vật liệu được chế tạo từ sắt –       Vỏ hộp, hàng rào,…
–  Các vật liệu, sản phẩm làm bằng thủy tinh –       Chai, lọ, bóng

đèn,…

–  Các vật liệu không cháy ngoài kim loại, thủy tinh –       Gạch, gốm, sứ

 

2. Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt

2.1. Làm phân hữu cơ

  • Chuẩn bị: Thu gom rác hữu cơ hàng ngày (vỏ rau, củ, quả, thực phẩm thừa…), thùng xốp, chế phẩm sinh học E.M2, tro trấu.
  • Cách pha chế phẩm: Dung dịch thứ cấp E.M (E.M2)

– Là chế phẩm được dùng quá trình thí nghiệm của đề tài, chế phẩm này được sản xuất tại “Xưởng thực nghiệm sinh học, tổ 23, Phường Thịnh Đán, Thành Phố Thái Nguyên”. Dung dịch E.M2 là dung dịch được lên men từ E.M1, rỉ đường và nước chế phẩm mua về ở dạng nước đậm đặc cần phải pha loãng. Cứ 20kg rác hữu cơ cần dùng 1 lít chế phẩm sinh học pha loãng trong 40 lít nước.

Quy trình làm phân bón:

2016-01-09_222416

  • Thuyết minh quy trình làm phân:

Lượng rác hữu cơ trong ngày của hộ gia đình được thu gom lại có khối lượng khoảng 2kg. Băm chặt rác thành từng khúc có kích thước từ 5 – 7cm.

Thùng xốp chứa rác được đục lỗ xung quanh và dưới đáy tránh nước rác ứ đọng trong thùng.

Rác sau khi băm chặt được bỏ vào thùng xốp, tưới đều chế phẩm sinh học đã pha chế lên lớp rác đó. Tiếp theo rải một lớp mỏng tro trấu dày khoảng 2,0cm lên phía trên. Dùng túi nilon bịt kín thùng xốp. Hàng ngày cho tiếp tục bổ sung rác hữu cơ vào thùng xốp này, tưới chế phẩm, rải tro trấu. Tiếp tục làm tương tự như các bước trên trong vòng 10 ngày khi khối lượng rác trong thùng đạt 20kg thì không bổ sung thêm rác nữa. Bịt kín thùng xốp để ủ. Sau 20 ngày tiến hành đảo trộn (thêm nước nếu lượng rác quá khô). Rác hữu cơ phân hủy trở thành phân vi sinh sau 35 – 40 ngày. Lấy phân rác ra và sử dụng cho các mục đích khác nhau (trồng rau, cây cảnh,…). Tỷ lệ chế phẩm, tro trấu thêm vào hàng ngày được thống kê ở bảng 2.

Bảng 2: Tỷ lệ rác, chế phẩm và tro trấu bổ sung theo ngày

Thời gian Lượng rác (kg) Lượng chế phẩm pha loãng  (lít) Bề dày lớp tro trấu (cm)
Ngày thứ nhất 2,0 1,5 2,0
Ngày thứ hai 2,0 2,0 2,0
Ngày thứ ba 2,0 2,5 2,0
Ngày thứ tư 2,0 3,0 2,0
Ngày thứ năm 2,0 3,5 2,0
Ngày thứ sáu 2,0 4,0 2,0
Ngày thứ bảy 2,0 4,5 2,0
Ngày thứ tám 2,0 5,0 2,0
Ngày thứ chín 2,0 5,5 2,0
Ngày thứ mười 2,0 6,0 2,0

Việc tăng tỷ lệ chế phẩm, tro trấu qua từng ngày nhằm mục đích giúp lượng rác hữu cơ trong thùng xốp bổ sung ở những ngày tiếp theo phân hủy nhanh hơn, kịp với tốc độ phân hủy rác của lượng rác được bổ sung những ngày trước đó.

Lưu ý: Trong quá trình ủ phân sẽ tạo ra khí gas. Khí gas sẽ xuất hiện sau khoảng 1 tuần, nên khi mở nắp thùng, cần đeo khẩu trang.

Trong quá trình ủ phân, nếu thấy rác quá khô, cần phun thêm nước, tạo độ ẩm khoảng 50 – 60% sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, dễ dàng phân hủy chất hữu cơ.

  • Các bước thực hiện:

Bước 1: Đục lỗ xung quanh và dưới đáy thùng xốp

2016-01-09_224155

2016-01-09_224822

2016-01-09_224903

2016-01-09_224941

2.2. Tái sử dụng, tái chế rác thải sinh hoạt

  1. Tái sử dụng: Là việc sử dụng lại các sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm

Việc tái sử dụng các đồ dùng đã được sử dụng qua một lần là việc đơn giản và dễ thực hiện đối với người dân. Đề tài đề xuất các giải pháp tái sử dụng CTRSH tại bảng 3.

Bảng 3: Một số giải pháp tái sử dụng CTRSH

Chất thải Giải pháp tái sử dụng
–       Chai, lọ nhựa –       Làm chai đựng nước uống, lọ đựng gia vị.
–        Chai, lọ thủy tinh –       Làm chai đựng nước mắm, dầu ăn, rượu, mật ong,…
–       Túi nilon –       Rửa sạch, phơi khô dùng để làm túi đựng rác (không sử dụng lại túi nilon đựng đồ tươi sống như túi đựng: thịt, cá, tôm, cua,…)
–       Hộp caton –       Đựng chăn màn, quần áo, giầy dép…
–       Hộp xốp –       Dùng để trồng cây,…
–       Vỏ hộp bánh kẹo, vỏ hộp kem đánh răng –       Làm hộp gói quà sinh nhật.
–       Giấy báo cũ –       Vò nhàu các tờ giấy báo, sau đó cho vào đôi giầy để bảo quản chúng khi không sử dụng trong thời gian dài. Việc làm này sẽ giúp giầy không bị ẩm mốc, tăng thời gian sử dụng cho những đôi giầy.
–       Bã trà –       Đổ vào gốc các cây cảnh sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.
–       Bã cà phê –       Cho vào tủ lạnh sẽ giúp khử mùi hôi trong tủ do thức ăn gây ra.
  1. Tái chế: Là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích.

Một số loại rác thải sinh hoạt như giấy bìa caton, giấy báo cũ, chai nhựa, cốc thủy tinh cũ,… có thể tái chế chúng thành những vật dụng gia đình hữu ích đối với cuộc sống và thân thiện với môi trường. Trên cơ sở những chất thải này, đề tài đề xuất một số giải pháp tái chế các loại CTRSH thành các sản phẩm có giá trị sử dụng.

b.1. Sản phẩm 1: Hộp đựng bút

+ Nguyên liệu: Giấy báo cũ, tấm bìa cứng, keo dán,

+ Dụng cụ: Thước kẻ, bút.

+ Các bước thực hiện:

Bước 1: Cắt tờ báo thành hình vuông cạnh 16cm, chia tờ báo thành 16 hình vuông nhỏ có cạnh 4cm (B1). Sau đó gấp chéo 4 hình vuông ở 4 góc lại (B2)

2016-01-09_225124

Bước 4: Lật ngược tờ giấy lại, gấp cạnh bên trái vào giữa (B5). Sau đó, gấp cạnh bên phải trong cạnh gấp bên trái tạo thành hình trụ tam giác (B6). Làm 6 hình trụ tam giác như vậy

2016-01-09_225211

b.2. Sản phẩm 2: Khung ảnh

+ Nguyên liệu: Giấy bìa caton, keo dán, giấy gói quà.

+ Các bước thực hiện:

Bước 1: Cắt hai tấm bìa cứng có kích thước bằng nhau (20 x 25cm) (E1). Sau đó đặt hai miếng bìa lên tờ giấy bọc, khoét theo tấm bìa và bọc lại theo khung (E2)

2016-01-09_225301

b.3. Sản phẩm 3: Chậu hoa

+ Nguyên liệu: Vỏ chai nhựa, giấy, dây buộc.

+ Dụng cụ: Kéo, bút màu.

+ Các bước thực hiện:

Bước 1: Cắt bỏ phần chóp nhọn dần của vỏ chai nhựa. Cắt thêm hai nửa hình tròn đối diện hai bên mép thành chai, khoét lỗ tròn ở giữa làm hai mấu treo để treo chậu hoa này (C1)

Bước 2: Tô màu nước phủ nền toàn bộ phía ngoài vỏ chai đã cắt hình (có thể không tô màu) (C2)

2016-01-09_225350

Bước 3: Tô màu trang trí hình chú gấu tùy vào sự sáng tạo của mỗi người, dán chú gấu đã được tô vào chậu nhỏ (C3) và buộc dây vào 2 lỗ nhổ ở tai của chậu làm dây treo (C4)

2016-01-09_225430

b.4. Sản phẩm 4: Lọ hoa

+ Nguyên liệu: Cốc nhựa, keo, một đôi tất.

+ Dụng cụ: Kéo

+ Các bước thực hiện:

Bước 1: Từ những chiếc cốc nhựa ban đầu, ta khoét đáy 2 cốc (D1)

Bước 2: Dùng keo dán quanh đáy cốc và dán chồng 3 chiếc cốc úp đáy – miệng vào nhau như hình dưới (D2)

2016-01-09_225519

Bước 3: Dùng những chiếc tất để may áo cho cốc bằng cách lồng chiếc tất vào lọ, quay mũi tất xuống đáy của lọ hoa

2016-01-09_225555

Bước 4: Cắt đoạn thừa của tất đi và dùng keo để dính mép tất vào miệng cốc nhựa được lọ hoa

2016-01-09_225633

b.5. Sản phẩm 5: Lọ đựng nến

+ Nguyên liệu: Lọ thủy tinh, băng dính 2 mặt, giấy thừa.

+ Các bước thực hiện:

2016-01-09_225744

Tuy nhiên không phải tất cả các loại rác người dân có thể tự xử lý và sử dụng được (túi nilon, chất thải nguy hại: Bông băng chứa máu, dịch bệnh, mảnh vỡ chai lọ,..). Ngoài những loại rác có thể tái sử dụng, tái chế, làm phân bón thì người dân có thể thu gom chúng vào các túi riêng và phải được thu gom để xử lý. Do lượng rác đã được phân loại và xử lý một phần nên lượng rác còn lại không nhiều, đội thu gom rác chỉ thực hiện thu gom rác khoảng 2 lần/tuần vào các ngày thứ 2 và thứ 5 là có thể thu gom hết lượng rác đó. Như vậy, nếu như chi phí bình thường cho việc thu gom rác là 3.000 đồng/người/tháng với yêu cầu là rác phải được thu gom hàng ngày thì thay vào đó thông qua việc tự xử lý của người dân thì chi phí đó giảm đi và dao động trong khoảng 1.000 – 1.500 đồng/người/tháng. Mỗi hộ gia đình trung bình có 5 người vậy chi phí cho việc thu gom rác của mỗi hộ là 5.000 – 7.500 đồng/người/tháng giảm đi rất nhiều so với 15.000 đồng/người/tháng sẽ giúp người dân vừa được thu gom rác với chi phí thấp vừa tạo được một số sản phẩm hữu ích cho gia đình mình. Đồng thời đội ngũ nhân viên thu gom rác sẽ có nhiều thời gian ở nhà tăng gia sản xuất và tăng thu nhập cho gia đình mình ngoài việc thu gom rác nói trên.

3. Một số lợi ích từ quá trình phân loại rác và xử lý rác

  • Lợi ích từ quá trình phân loại rác:

+ Giúp cho việc xử lý rác dễ dàng hơn.

+ Giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp.

+ Sự tham gia của dân cư tại ba tổ trong đề tài này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại rác vừa đem lại lợi ích cho cá nhân vừa đem lại lợi ích cho cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.

+ Việc phân loại rác sau đó tái sử dụng và tái chế sẽ giúp người dân giảm chi phí thu gom và xử lý rác.

  • Lợi ích từ việc xử lý rác:

+ Quá trình làm phân bón từ rác hữu cơ giúp người dân biết cách tận dụng nguồn rác của gia đình mình để tạo ra những sản phẩm có ích, tiết kiệm chi phí, an toàn và thân thiện với môi trường. Lợi ích tính đơn thuần cho việc tạo ra phân bón không nhiều, nhưng nếu tính chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác, xây dựng bãi rác thải… thì việc tận dụng rác từ nhiều hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp sẽ làm giảm đáng kể kinh phí của Nhà nước và còn góp phần làm sạch đẹp môi trường xung quanh KVNC.

Theo tính toán của đề tài: Cứ 20kg chất thải tiêu tốn hết 1 lít chế phẩm (có giá bán trên thị trường là 4.000 đồng/lít). Sau khi ủ lượng phân rác thành phẩm có khối lượng 4kg. Trong khi phân bón vi sinh có giá bán trên thị trường là 3.800 đồng/kg. Một bao phân lân vi sinh có khối lượng 25kg có giá là 95.000 đồng.

Từ tính toán như trên cho thấy, nếu tận dụng rác hữu cơ làm phân bón, chỉ với khoảng 125kg chất thải với 6,25 lít chế phẩm (tương đương với giá 25.000 đồng). Sau khi ủ lượng rác thành phẩm sẽ đạt 25kg bằng khối lượng của một bao phân vi sinh bán ngoài thị trường. Như vậy, việc làm phâm bón từ rác sẽ giúp giảm gần 4 lần chi phí cho các hộ gia đình so với việc mua phân trên thị trường.

+ Nếu thành lập đội thu gom phần rác còn lại tại KVNC vừa tạo thêm việc làm cho người dân trong phường (chỉ tham gia thu gom rác 8 lần/tháng) với thu nhập trung bình từ 450.000 – 675.000 đồng/người/tháng vừa giúp rác của các hộ gia đình được thu gom hợp lý với chi phí thấp, giảm sức ép đối với môi trường.

+ Việc hướng dẫn các em nhỏ làm đồ tái chế vừa giúp các em thể hiện khả năng khéo léo, sáng tạo của mình, tránh lãng phí nguồn tài nguyên vừa giúp các em hiểu và biết quý trọng những gì mình và người khác làm ra. Từ đó, các em sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên từ rác.

+ Tái sử dụng CTR giúp tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.

Comments

One response to “Giải pháp phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt”

  1. […] bỏ đi ra thùng rác. Việc phân loại rác thải có thể đọc chi tiết ở bài: Giải pháp phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, Chất thải rắn và phân loại chất thải […]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *