Rác thải sinh hoạt đi về đâu?

2.6/5 – (5 votes)

Con người một thực thể sống có ý thức. Những gì sử dụng được thì họ giữ lại để sư dụng tiếp những gì không cần thiết họ sẽ bỏ đi nhưng vấn đề lại là việc bỏ đi. Thế những thứ bỏ đi ấy nó sẽ đi về đâu? Câu hỏi to đùng nhưng vẫn chưa có lời giải đáp tất cả nó lại nằm trong ý thức của mỗi người.

Rác thải sinh hoạt là những thứ gắn liến nhất với chúng ta có một khoảng cách rất nhỏ bé giữa vật dụng, thực phẩm, thức ăn sử dụng được khi mà con người không cần đến chững nữa thì chúng tất nhiên sẽ trở thành rác thải.

Rác thải sinh hoạt bao gồm: thực phẩm thừa, đồ cũ hỏng, linh kiện điện tử.. tất cả những thứ không còn tác dụng sử dụng được nữa đều được liệt kê thành rác thải sinh hoạt. Rất nhiều loại rác thải không được xử lí trước khi đưa ra môi trường dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường xung quanh chúng ta một cách trầm trọng.

Ô nhiễm từ dòng sông, ao hồ, tất cả những chỗ hở còn lại đều có hình bóng của rác. Tình trạng ô nhiễm rác thải ở các ao, hồ, sông … đang ngày càng trở lên nghiêm trọng trong thời gian gần đây do việc xả thải bừa bãi của chúng ta.

Tại sao lại nhiều rác đến như thế ?

Bạn cứ nghĩ thử xem một ngày  ở thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… xả ra môi trường khoảng 0,7kg rác thải/người/ngày, ở thành phố vừa thải ra khoảng 0,5 kg/người/ngày, ở thành phố nhỏ, thị xã, thị trấn và vùng nông thôn thải ra khoảng 0,3 kg/người/ngày. Mà bài toán đặt ra là trong khi rác thải luôn luôn được xả ra môi trường với số lượng lớn như thế nhưng vẫn chưa có biện pháp để xử lí rác thải sinh hoạt.

Các cơ quan chức năng có trách nhiệm kiểm soát rác thải hầu như vẫn chưa làm tròn được trách nhiệm của mình. Hình như cái phong cách làm việc ở Việt Nam thường rất lạ. Chỉ khi có lập đoàn liên ngành kiểm tra thì hầu như đều không thấy được sai sót nào cả, nhưng thực tế bạn cảm nhận thấy rõ có quá nhiều bất cập, ô nhiễm tràn lan nhưng lại có rất nhiều bằng công nhận xanh sạch đẹp. Lấy cái bằng đó về để làm gì.

Một ví dụ điển hình ngay tại quê hương tôi đây. Mới chỉ năm ngoái thôi xã đang trong giai đoạn nông thôn đổi mới thì rác thải ngập ngụa bờ đê, bờ ruộng, ao ngòi sông suối và chưa có một cãi bãi rác nào được xây dựng nên. Cho đến khi chuẩn bị được cấp bằng nông thôn tiên tiến thì gấp rút xây dựng bãi rác và chuẩn bị đến ngày thanh tra đi khảo sát tình hình thì đã đóng cho con dấu xã xanh sạch đẹp nhưng tôi biết tất cả chi vì cái con dấu cái bằng chứng nhận chả để làm gì cả.

Xem thêm: Dầu dừa – sự hủy diệt động vật.

Đến ngày hôm sau, tuần sau và mấy tháng sau đó cái bãi rác thì xa khu dân sinh nhưng chưa có công tác đi chở rác từng hộ vì thế lại cái thói quen khó à thay đổi được của người Việt Nam là bạ đâu vứt đấy lại tạo nên một môi trường va chân đâu cũng là rác.

Chính vì thế chúng ta cần hành động để thay đổi ý thức của mỗi người dân và ngay cả ban lánh đạo cũng nên có những buổi tuyên truyền và những hành động của cấp trên nên thiết thực và gần gũi với nhân dân hơn đừng để cho dân có cái suy nghĩ cấp trên không hành động đúng cho nên họ mới không có ý thức bảo vệ môi trường.

Ở nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam tình trạng rác thải sinh hoạt vẫn là vấn đề cấp bách cho các cơ quan có chức năng giải tán được lượng rác thải khổng lồ.

Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ môi trường đúng cách khi mà lượng rác thải sinh hoạt càng ngày càng nhiều lên.

Đầu tiên là hãy thay đổi suy nghĩ về rác. Chúng ta không cần đến nữa thì gom nó lại một chỗ chứ đừng xả thải bừa bãi. Việc chúng ta nên làm là hãy phân loại rác thải vì có những loại rác chúng ta có thể sử dụng được, tái sử dụng được và chỉ khi nào những loại rác thải không thể sử dụng được nữa thì chúng ta mới bỏ đi ra thùng rác. Việc phân loại rác thải có thể đọc chi tiết ở bài: Giải pháp phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, Chất thải rắn và phân loại chất thải rắn.

Rác thải chưa hẳn đã là chất bỏ đi. Với những gì còn sử dụng, tận dụng được thì chúng ta nên tận dụng để tái sử dụng. Chúng ta hãy nghĩ rằng rác có thể biến thành tiền.

Đúng vậy, với những loại rác thải như giấy, nhựa, vỏ kim loại, đồ hộp… phát sinh từ các hoạt động của chúng ta có thể thu gom và mang đi bán cũng kiếm được một khoản tiền nho nhỏ…. Có rất nhiều người đang giàu lên nhờ nghề buôn bán phế liệu và họ gắn bó cả đời với nghề này. Nghề này cũng mạng lại nhiều lợi ích cho chính họ và cho cả xã hội vì đã góp phần vào công tác phân loại, tái sử dụng, tái chế chất thải góp phần bảo vệ môi trường trở nên trong sạch hơn.

Thậm chí, chúng ta có thể tải sử dụng chất thải rắn để tải sử dụng sản xuất ra những vật dụng, đồ chơi, đồ trang trí có ích cho cuộc sống và đảm bảo không xả thải ra môi trường. Có thể tham khảo các hình thức tái sử dụng chất thải này ở bài: Các tác phẩm độc đáo từ chất thải rắn

Những loại rác thải không bán được, không tái chế được, không tải sử dụng được như rác thực phẩm (thức ăn thừa, vỏ hoa quả, cọn rau…) chúng ta lại tận dụng để ủ làm phân bón làm phân hữu cơ trồng rau sạch phục vụ bữa ăn trong gia đình.

Thời đại ngày nay, chúng ta đang cần những vườn rau sạch tại gia đình phục vụ chính chúng ta vì rau mua ngoài chợ thường không yên tâm do việc lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc kính thích sinh trưởng quá nhiều đang có nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật hiểm nghèo cho chúng ta.

Vậy, tại sao mỗi chúng ta không tự tạo cho gia đình mình một vườn rau sạch ở chính nhà chúng ta trên sân, trên ban công hay bất cứ chỗ nào có thể tận dụng được để có một vườn ra sạch, an toàn. Với việc tận dụng nguồn phân tự ủ từ rác thải thực phẩm sẽ là giải pháp tốt cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tạo ra vườn rau xanh sạch và bảo vệ môi trường tốt. Cách thu gom, phân loại và ủ phân có thể tham khảo ở bài Hướng dẫn thu gom, phân loại rác thải làm phân vi sinh cấp thôn bản.

Cuối cùng, chúng ta hãy tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để không chỉ mình thay đổi mà cả toàn thể xã hội thay đổi theo hướng đến một xã hội xanh sạch đẹp như những gì đã được công nhận. Hãy hành động vì một tương lai trong lành hơn và tất cả là vì một tương lai không còn ô nhiễm.

Comments

One response to “Rác thải sinh hoạt đi về đâu?”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *