Tiềm năng các khu bảo tồn đa dạng sinh học biên giới và đề xuất gợi ý cho Việt Nam

5/5 – (1 vote)

Dư Văn Toán

Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Bộ TNMT

Địa chỉ: 125 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: duvantoan@gmail.com/dvtoan@monre.gov.vn

  

Tóm tắt

Bài báo giới thiệu tóm tắt về quá trình và lợi ích của các khu bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới (TBPA) trên thế giới. Báo cáo giới thiệu tổng quan các mô hình hợp tác quốc tế về các khu bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới trên thế giới. TBPA là khu vực trên đất liên hoặc trên biển có hai hoặc nhiều đường biên giới giữa các quốc gia, có vai trò giữ gìn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa địa phương, được hợp tác quản lý thông qua luật pháp hoặc các chính sách khác trên qui mô song phương hay đa phương. Lợi ích của TBPA nhằm cải thiện trong quan hệ và công tác bảo tồn đa dạng sinh học quốc tế, thực thi các công ước và điều ước quốc tế về môi trường, về biển. Có một số mô hình TBPA thành công ở các vùng tranh chấp của nhiều quốc gia được gọi Công viên hòa bình. Bài báo có đề xuất định hướng sơ bộ xác lập 11 khu vực TBPA cho Việt Nam với 7 khu trên đất liền và 4 khu trên biển.

I. MỞ ĐẦU

Theo định nghĩa của (International Union for Conservation of Nature -IUCN) khu bảo tồn liên quốc gia (Transboundary Proctected Area-TBPA): “Một khu TBPA là vùng trên đất liền hay trên biển có hai hoặc nhiều đường biên giới giữa các quốc gia, các đơn vị lãnh thổ như tỉnh, vùng, vùng tự trị hoặc các vùng nằm ngoài giới hạn chủ quyền và phạm vi quốc gia, có vai trò giữ gìn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa, được hợp tác quản lý thông qua luật pháp hoặc các biện pháp khác”.

Thành lập khu bảo tồn trên đất liền và trên biển liên quốc gia nhằm cải thiện trong quan hệ và công tác bảo tồn tài thiên nhiên quốc tế. Các hệ sinh thái và động vật hoang dã của họ không có ranh giới chính trị, đặc biệt trên biển và đại dương. Do vậy, quản lý và bảo vệ thiên nhiên phải được coi là nhiệm vụ quốc tế, của khu vực và của các quốc gia láng giềng, đặc biệt tại các vùng tiếp giáp biên giới.

Hợp tác quốc tế về bảo tồn thiên nhiên đã phát triển mạnh và luôn được coi là vấn đề quan trọng trong các đàm phán ngoại giao quốc tế, đa phương và song phương. Rất nhiều công ước quốc tế qui mô toàn cầu, khu vực đã được ký kết như Công ước di sản, Công ước Ramsar, Công ước đa dạng sinh học, Chương trình Ủy ban sinh quyển MAB của UNESCO…

Các khu TBPA có lịch sử phát triển đã gần 80 năm. Năm 1932 có khu PP Mỹ -Canada đầu tiên Waterton-Glacier. Đến năm 2007, danh mục toàn cầu TBPA đề xuất 227 TBPA với 3.043 khu vực được bảo vệ thành phần.

Trên thực tế chúng ta đang tiến hành các hoạt động 1 khu TBPA với Lào và Căm phu chia trên đất liền.

Trong khi đó, với diện tích biển rộng và đường biên giới trên biển dài hơn 3000 km, chúng ta có cơ hội hợp tác về BTTN trên biển với nhiều quốc gia láng giềng như Trung quốc, Philippin, Malaixia, Căm phu chia, Inđonêxia.. Tuy nhiên hiện tại chúng ta chưa có những đề xuất TBPA cho các khu trên biển.

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TBPA TRÊN ĐẤT LIỀN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆT NAM

2.1. Hiện trạng về TBPA

TBPA là  khu vực đất liền/hoặc khu vực biển để được xem xét là TBPA, theo quy định của IUCN:

– Nó có phù hợp với tiêu chí của một khu vực được bảo vệ đa dạng sinh học theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN);

– Nó phải đi qua một hoặc nhiều biên giới quốc tế hoặc địa phương, và / hoặc các

khu vực vượt quá giới hạn của quyền tài phán quốc gia;

– Hiện đã có một số hình thức quản lý tập thể địa phương hay quốc gia.

Phạm vi của TBPA rất đa dạng và nhiều hình thức:

– Hai hoặc nhiều khu bảo tồn tiếp giáp thuộc biên giới một quốc gia;

– Một nhóm các khu vực bảo vệ và đất liền kề;

– Một nhóm các khu vực bảo vệ độc lập, không liền đất;

– Một khu vực xuyên biên giới bao gồm cả các khu bảo tồn được đề xuất;

– Một khu vực được bảo vệ của một quốc gia và hỗ trợ mở rộng bảo vệ TN bằng sử dụng đất, đường bộ biên giới của quốc gia láng giềng.

Phân loại các khu bảo tồn xuyên biên giới

Mạng lưới các khu TBPA toàn cầu (Global Transboundary Conservation NetworkGTCN) do Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Ủy ban Thế giới về các khu bảo tồn (World Commission on Protected Areas -WCPA) thành lập đã thông qua 7 dạng các khu bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới [1]:

  1. TBPA- khu bảo tồn TN xuyên biên giới.
  2. Công viên Hòa bình (Park of Peace-PP)
  3. Khu bảo tồn và phát triển xuyên biên giới (Transboundary Conservation and Development Areas),
  4. Bảo vệ Hành lang di cư xuyên biên giới (Transboundary Migratory Corridors),
  5. Khu Di sản thiên nhiên Thế giới (WHC) do UNESCO công nhận,
  6. Khu dự trữ sinh quyển (BR) do Chương trình sinh quyển và con người – (Man and the Biosphere Programme- MAB/UNESCO công nhận.
  7. Khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế -RAMSAR của IUCN công nhận.

Lợi ích của TBPA:

TBPA được quản lý hợp tác giữa hai hoặc nhiều quốc gia hoặc các đơn vị quốc gia. Hợp tác có thể từ giao tiếp với các thông tin cơ bản chia sẻ, hợp tác đầy đủ với việc ra quyết định chung. TBPA-khu vực được bảo vệ, có nghĩa là họ được quản lý theo một tiêu chí IUCN và được bảo vệ, quản lý cấp khu vực và quốc gia trong nước có liên quan. Hợp tác và phối hợp quản lý của TBPA giúp nâng cao hiệu quả cao hơn về tài chính và nguồn nhân lực, cũng như giải quyết vấn đề xảy ra năng động hơn. Mặc dù có không tiêu chuẩn hay quy ước quốc tế về thiết lập TBPA, có rất nhiều loại qui định khác của pháp luật mà có thể đóng một vai trò trong việc thành lập và quản lý của mình bao gồm cả luật pháp quốc tế, chính sách quốc gia và địa phương, pháp luật,quy định và pháp luật truyền thống. Thỏa thuận hợp tác (dựa trên thỏa thuận đa phương, biên bản ghi nhớ, cơ chế khu vực, hội nghị quốc tế) hoặc thỏa thuận kinh tế, chính thức (đại diện trong ban cố vấn của nhau, hợp tác thân thiện giữa nhà quản lý, vv). TBPA có tầm quan trọng đa dạng sinh học quan trọng như các khu vực bảo vệ rộng lớn, có hiệu quả cho phép di cư của các loài động vật, bảo trì các kết nối phong cảnh, động vật, thực vật, và quá trình sinh thái, bao gồm cả con người, có thể di chuyển tự do từ một môi trường sang môi trường sống khác. TBPA cũng rất quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách liên kết cảnh quan và cho phép quá trình sinh thái sẽ diễn ra trong các hệ sinh thái bị phân mảnh. TBPAs cho phép kiểm soát tốt hơn các loài sinh vật gây hại hoặc các loài ngoại lai xâm hại, nạn săn trộm và buôn bán trái phép qua biên giới, tái xuất của các loài động vật.

TBPA coi văn hóa xã hội là quan trọng hàng đầu của IUCN và việc sử dụng các phương pháp tiếp cận có sự tham gia, bao gồm tích hợp và đồng ý về các vấn đề liên quan đến cộng đồng địa phương là một khía cạnh quan trọng của sự thành công của bảo tồn xuyên biên giới. IUCN cho thấy các nhà hoạch định và quản lý TBPA: “làm việc cùng nhau với các cộng đồng ngay từ đầu, kết hợp các mục tiêu của họ trong các kế hoạch bảo tồn xuyên biên giới, phấn đấu để cung cấp sự an toàn và an ninh cho mọi người, hỗ trợ chữa bệnh cộng đồng được chia theo địa giới; và tăng cường hỗ trợ của các tổ chức địa phương và các nền văn hóa “

2.2. Tiềm năng phát triển TBPA của Việt Nam

Theo hình 1, tiềm năng lớn TBPA xung quanh dãy Trường Sơn. Việt Nam có 7 TBPA (bảng 1) trong danh sách của WCPA, 2007 với các quốc gia láng giềng (3 với Trung quốc, 2 với Lào, 1 với 2 nước Lào và Căm Phu Chia, 1 với 2 nước Trung quốc và Lào). Việt Nam cần hợp tác với các quốc gia láng giềng  và các tổ chức BTTN quốc tế để sớm có cơ chế chính sách đưa vào hoạt động 7 khu trên đất liền, và xem xét đến việc thiết lập các khu di sản, các khu sinh quyển xuyên biên giới với Lào, Căm phu chia, Trung quốc dựa trên 7 khu TBPA trên. Đây sẽ là hợp tác xuyên biên giới quan trọng, để làm tiền đề cho các hợp tác BTTN trên biển.

Ngoài ra Việt Nam cùng 3 quốc gia láng giềng có biên giới chung đất liền như Trung Quốc, Lào, Cawmphuchia cần có các nghiên cứu cơ sở khoa học và quy hoạch các khu TBPA trên đất liền, bổ sung lồng ghép vào các Chương trình kế hoạch quốc gia, đa phương, quốc tế về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học xuyên biên giới.

Bảng 1. Danh mục các TBPA tiềm năng trên đất liền Việt Nam [5]

TT Số WCPA Quốc gia Phạm vi

(Km2)

TBPA, Tiêu chí IUCN, diện tích
1 198 Trung quốc,

Lào,

Việt Nam

3826.62

 

Huanglianshan V 139.35

-Phou Dene Din  VI 2220.00

-Muong Nhe IV 1820.00

2 199 Trung quốc,

Việt Nam

907.12 Chaotianma  V 62.94

Guanyinshan (Yunnan) V 164.10

Jinpingfenshuiling (Yunnan) V 420.27

-Hoang Lien Sa Pa ASEAN 246.58

Hoang Lien Son – Sa Pa  II 298.45

3 200 Trung quốc

Việt Nam,

126.56 Nongxinshuiyuanlin V 96.56

-Pac Bo  V 30.00

4 201 Trung quốc,

Việt Nam

377.54 Gulongshanshuiyuanlin V 395.83

-Trung Khanh IV 30.00

5 212 Việt Nam,

Lào,

3,250.00 Sop Cop  IV 50.00

-Nam Et  VI 1700.00

Phou Loey  VI 1500.00

6 213 Việt Nam,

Lào,

9,690.49 Nui Giang Man Unset 600.00

Phong Nha IV 411.32

Phong Nha-Ke Bang WHC 0.00

Pu Mat  IV 934.00

Vu Quang IV 559.50

-Corridor Nakai – Nam Theun and Phou Hin Poun VI 771.70

Hin Nam NoVI 862.29

Nakai – Nam Theun  VI 3532.00

Nam Chuane  Unset 2077.00

Nam Theun Ext. VI 645.00

7 214 Việt Nam,

Lào,

Căm phu chia

 

19,098.34 Chu Mom Ray  ASEAN 486.58

Mom Ray II 566.21

Yok Don  II 1155.45

– Dong Ampham  VI 2000.00

Nam Kading  VI 1690.00

Phou Kathong Unset 880.00

– Lomphat IV 2500.00

Mondulkiri  IV 4294.38

Phnom Nam Lyr  IV 475.00

Phnom Prich IV 2225.00

Virachey  II 3325.00

Virachey ASEAN 3200.00

2015-11-09_223932

Hình 1. Sơ đồ phân bố TBPA [5]

 III. HIỆN TRẠNG TBPA BIỂN/ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆT NAM

3.1. Các khu TBPA trên biển/đại dương thế giới .

Các tổ chức quốc tế đang tích cực thúc đẩy các mô hình các khu đa dạng sinh học xuyên biên giới trên biển là (Marine TBPA hay TBMPA) là IUCN, WWF, IMO và đã thực hiện được gần 30 năm. Với mục tiêu bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học biển xuyên quốc gia phục vụ phát triển bền vững biển và đại dương.

3.1.1. Khu bảo tồn biển xuyên biên giới -TBMPA là những vùng mà các quốc gia láng giềng đã có ranh giới chủ quyền được phân định rõ ràng. (Hình 4)

2015-11-09_224020

Hình 2. Khu TBMPA Wadden (Đan Mạch, Đức, Hà Lan)

  1. Khu vực bảo vệ quốc tế Biển Wadden (hình 2) – bao gồm nhiều khu bảo tồn biển và bảo vệ khác nhau tại các quốc gia Đan Mạch, Đức, và Hà Lan – là một ví dụ hàng đầu về Mô hình quản lý bảo tồn và hợp tác quốc tế dựa vào hệ sinh thái. Từ năm 1982 Chính phủ 3 QG đã ký hiệp ước hợp tác về BTB. Đến nay khu này đã là di sản thiên nhiên thế giới UNESCO, PSSA.
  2. Khu các dải san hô Trung Mỹ bao gồm 80 khu bảo vệ giữa các quốc gia của Belize, Guatemala và Mexico.
  3. Khu Pelagos 100.000 km2 cho cá voi ở biển Liguria – hợp tác giữa các nước Pháp, Ý, và Monaco.
  4. Vùng Đông Thái Bình Dương có Khu TBMPA gồm các đặc khu kinh tế của Colombia, Costa Rica, Ecuador, và Panama.
  5. Vùng Nam Đại Dương, quản lý như một khu vực được bảo vệ rất lớn bởi Ủy ban bảo tồn tài nguyên sinh vật biển của Nam Cực.
  6. Khu bảo tồn biển giữa Nam Phi và Modambich.
  7. Đảo Rùa nằm trên đường biên giới của Malaysia và Philippines (hình3) là một ví dụ về khu bảo tồn biển liên quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, được biết đến là nơi bảo tồn loài Rùa Xanh (Chelonia mydas). Đảo này hiện nay đã được công nhận “Khu bảo tồn Di sản Đảo Rùa được ký kết giữa Philippines và Malaysia từ năm 1996.

2015-11-09_224148

Hình 3. Đảo Rùa (Malaysia và Philippines)

3.1.2. Công viên biển hòa bình

Theo IUCN định nghĩa “công viên biển hòa bình” là: Khu bảo vệ liên quốc gia được chính thức dành riêng cho việc bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên và văn hóa có liên quan, và để thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế trên biển, hải đảo tại những nơi còn có xung đột, mâu thuẫn.

Công viên biển hòa bình có những lợi ích sau đây:
-Biểu tượng của sự hợp tác đang diễn ra giữa các quốc gia với mục đích hòa bình;

-Điểm nhấn cho các cuộc thảo luận giữa các nước láng giềng mặc dù các quốc gia có thể đang có chia rẽ sâu sắc về kinh tế, xã hội, môi trường, hoặc lợi ích khác;

-Tăng cường an ninh và kiểm soát các nguồn tài nguyên trong khu vực biên giới biển để các chủ sở hữu hợp pháp có thể có lợi hơn từ chúng;

-Phát triển cơ hội cho du lịch sinh thái biển và phát triển bền vững liên doanh quốc tế trên một khu vực qui mô rộng hơn;

-Một địa điểm phong phú và linh hoạt của các mối quan hệ đối với các nhà quản lý bảo tồn biển từ các quốc gia tham gia, các cơ quan chính phủ, địa phương và phi chính phủ quốc tế, và cộng đồng các nhà tài trợ.

Hiện  trạng Công viên biển Hòa bình-MPP (hình 4).

  1. Mô hình MPP điểm về HTQT: “Công viên biển hòa bình Hồng Hải” áp dụng theo đúng nghĩa đen với những gì Israel và Jordan đã được công nhận trong phía Bắc Vịnh Aqaba, một vùng biển nửa kín được chia sẻ bởi các quốc gia này. Là một phần của hiệp ước hòa bình của họ đã ký năm 1994 để bình thường hóa quan hệ, hai quốc gia Israel và Jordan đã phát triển MPP Hồng Hải, thể hiện tại hai Khu bảo tồn biển: Aqaba của Jordan và khu Eilat của Israel. Việc thành lập MPP Hồng Hải kêu gọi các quốc gia đối tác có những nỗ lực nghiên cứu về san hô và và sinh vật biển, và thực hiện các chính sách và quy định phối hợp để bảo vệ các rạn san hô và tài nguyên sinh vật biển.
  2. Công viên biển hòa bình Triều Tiên:

Những bài học từ các MPP Hồng hải, cũng như từ nhiều công viên hòa bình trên mặt đất, đang được áp dụng trong các nỗ lực thành lập một công viên hòa bình biển trên bán đảo Triều Tiên. Năm 2005, chính phủ Hàn Quốc đã có kế hoạch bắt đầu xây dựng MPP với Bắc Triều Tiên trong vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên- nhằm mục đích giúp đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và hòa bình trong khu vực, là biểu tượng của “3 chữ P”: bảo vệ sinh thái toàn vẹn, hòa bình và thịnh vượng kinh tế.

2015-11-09_224250

Hình 4.  Phân bố TBMPA và MPP trên thế giới

 Các ứng cử viên MPP triển vọng.

Các nhà nghiên cứu từ Israel, Jordan, và Hoa Kỳ đề xuất một số MPP tiềm năng dự kiến trên toàn Đại dương thế giới chủ yếu tại các vùng còn có các xung đột, khủng hoảng:

  1. Phía Đông đảo quốc Caribbean;
  2. Vùng biển Địa Trung Hải (Gaza/Jordan/Israel);
  3. Vùng ven biển Pakistan và Ấn Độ (vùng ven đồng bằng sông Indus);
  4. Vùng biển Adriatic (thuộc các nước cộng hòa Nam Tư cũ);
  5. Vùng biển ở Cyprus (Hy LạpvàThổ Nhĩ Kỳ);
  6. Các vùng biển đảo tranh chấp khu vực Biển Đông (Spratly, Paracel, Pratas).

(thứ tự MPP trên bản đồ được kí hiệu mầu tím với các số hiệu từ 1- 8, hình 4)

3.1.3. Khu biển đặc biệt nhậy cảm-PSSA

PSSA là một khu vực cần bảo vệ đặc biệt thông qua các hành động của tổ chức Hàng hải quốc tế IMO, vì vùng biển có giá trị cao về sinh thái, kinh tế xã hội, hoặc khoa học và có thể dễ bị tổn thương – thiệt hại của các hoạt động hàng hải quốc tế.

Công cụ PSSA-khu vực biển bảo vệ đặc biệt, bây giờ được xem như là một công cụ chính trong chiến lược phát triển bền vững biển của IMO. Công cụ PSSA là công cụ bảo vệ quốc tế, hài hòa nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển và là một công cụ bảo vệ khu vực biển rộng có nhiều giá trị về tài nguyên môi trường và từ các mối đe dọa hàng hải cụ thể, nó cũng là sự lựa chon của nhiều quốc gia, khu vực và toàn thế giới. Đã có 12 vùng PSSA chính thức trên thế giới đã được công nhận từ năm 1990 và chứng minh được lợi ích của công cụ này trong quản lý môi trường biển-hàng hải quốc tế.

2015-11-09_224457

Hình 5: Các PSSA liên quốc gia trên thế giới

Trong đó có các vùng (Hình 5):

Số 1:-Wadden Sea (3 nước Đan Mạch, Hà Lan, Đức) năm 2002

số 2: – Biển Baltích (8 nước Latvia, Thụy điển, Estonia, Litva, Phần Lan,  Đan Mạch, Đức, Ba Lan)- năm 2005

Số 3: Vùng ven các nước Tây Âu (6 nước Bỉ, Pháp,  Ai len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, 2004);

Số 4: Eo Bonifacio (2 nước Pháp-Ý, 2011)

Số 5:  Eo biển Torres- (2 nước Úc và Papua New Guinea, 2005).

3.2. Đề xuất các khu TBMPA các vùng cận biên của biển Việt Nam

Hiện nay vùng biển Việt Nam có 1 di sản thế giới, 2 khu RAMSAR, 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới UNESCO, 16 khu bảo tồn biển MPA quốc gia (hình 5).

Việt Nam đã và đang tích cực hội nhập quốc tế toàn diện nên việc thiết lập TBMPA là những bước đi đúng đắn trong công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Các vùng biển cận biên của Việt Nam dựa theo các quyết định, chính sách về bảo tồn biển, đa dạng sinh học biển có thể phân chia ra 4 khu vực cận biên:

3.2.1. Khu vực vịnh Bắc Bộ:

Hiện có 4 khu bảo tồn biển quốc gia đã được thành lập: Khu bảo tồn biển Đảo Trần (Quảng Ninh), Khu bảo tồn biển Cô Tô (Quảng Ninh), Khu bảo tồn Bạch Long Vỹ (Hải Phòng),  Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ (Quảng Trị).

Các vùng biển cận biên tại vịnh Bắc Bộ hiện không còn tranh chấp về biên giới – lãnh thổ với Trung Quốc, bởi vậy ta có thể đề xuất với Trung Quốc:

  • Xây dựng 1 số TBMPA hoặc PSSA thí điểm phía Bắc vịnh ,
  • Xây dựng TBMPA hay PSSA thuộc dải ven biển Việt Nam và Trung Quốc,
  • Xây dựng toàn vịnh Bắc Bộ thành 1 TBMPA hay PSSA

3.2.2. Khu vực biển quần Hoàng Sa:

Vùng này có tính đa dạng sinh học cao, tuy còn vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, nhưng Việt Nam có thể đề xuất xây dựng MPP tại khu vực này.

3.2.3. Khu vực quần đảo Trường Sa:

Khu bảo tồn biển Nam Yết, quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), đang đề xuất thêm khu bảo tồn biển Đảo Thuyền Chài.

  • Vùng biển đảo Trường Sa đang có sự tham gia và chiếm giữ các đảo của nhiều quốc gia và vũng lãnh thổ như Trung Quốc; Việt Nam, Philippine, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
  • Các quốc gia ASEAN và Trung Quốc có ký kết Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan DOC.
  • Các xung đột, va chạm thường xuyên xảy ra và rất khó sớm có giải pháp chính trị để phân chia lãnh thổ biển rõ rang.
  • Đề xuất các bên lien quan sớm xem xét, lồng ghép mô hình hợp tác MPP Trường Sa cho tiểu vùng hay toàn vùng biển quần đảo Trường Sa như là 1 bước tiến trong công tác bảo tồn thiên nhiên.

3.2.4. Khu vực vịnh Thái Lan:

Khu bảo tồn đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

Vùng cận biên này có thể đề xuất với tất cả hay riêng rẽ quốc gia Campuchia, Malaysia, Thái Lan để xây dựng TBMPA hay PSSA.

IV. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  • Việt Nam cần có nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình trọng điểm quốc gia về Hệ thống khu bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới trên đất liền và trên biển. Đây cũng có thể coi là sáng kiến phát triển bền vững xuyên quốc gia, xuyên khu vực.
  • Bài báo đề xuất 11 khu TBPA cho Việt Nam: 7 trên đất liền, và 4 trên biển. Lồng ghép vào các chương trình hoạt động bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học quốc gia, quốc tế.
  • Việt Nam cần xem xét thiết lập kênh hợp tác quốc tế và ngoại giao đa dạng sinh học xuyên biên giới với các quốc gia láng giềng trên biển và đất liền. Lợi ích của các khu TBMPA là bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và hợp tác quốc tế vì hòa bình-hữu nghị, đặc biệt đối với các vùng biển giáp ranh-cận biên đang còn trong tình trạng tranh chấp
  • Công tác bảo tồn-bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học sinh thái biển của Việt Nam tại các vùng biển cận biên còn chưa có tính liên thông quốc tế. Môi trường biển thì lại không có biên giới như trên đất liền, mà liên kết chặt chẽ với các vùng biển quốc gia lân cận. Việc HTQT và lựa chọn mô hình là rất quan trọng cho các vùng cận biên nhằm tuân thủ các công ước, điều ước quốc tế về biển, về môi trường và đa dạng sinh học.
  • Nghiên cứu, cập nhật kinh nghiệm, chính sách cho các vùng biển cận biên trên thế giới dùng làm cơ sở khoa học cho đàm phán ngoại giao song phương và đa phương hòa bình đối với các vùng biển có tình trạng tranh chấp trên biển Đông.
  • Tham gia học hỏi và trao đổi kinh nghiệm quốc tế về kinh nghiệm thiết lập TBPA, sớm tham gia Mạng lưới toàn cầu các quốc gia bảo tồn thiên nhiên xuyên biên giới (Global Transboundary Conservation Network-GTCN).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Sandwith, T. and ext., 2001. Transboundary marine protected areas for Peace and Cooperation. IUCN, Cambridge, UK. www.iucn.org.
  2. WWF, 2006. Towards a framework for Transboundary marine protected areas. 33 pp.
  3. IMO, 2007. PSSA guidelines.
  4. Quyết định Chính phủ, 2010. Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam.
  5. Transboundary Protected Areas (TBPA). www.tbpa.net.
  6. Dư Văn Toán. 2011. Mô hình HTQT về BTTN và gợi ý cho Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế. Số 9/2011.

………………………………………………………………………………….

Ngun: Trích dn t k yếu Hi ngh môi trường toàn quc ln th IV, B tài nguyên và Môi trường, Hà Ni, 29/09/2015

…………………………………………………………………………………..

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *