Tổng hợp các thiết bị phân tích môi trường phổ biến nhất

Tổng hợp các thiết bị phân tích môi trường phổ biến nhất

5/5 – (2 votes)

Phòng thí nghiệm môi trường hỗ trợ các chức năng bảo vệ môi trường bằng cách thực hiện các phân tích hóa học, vi khuẩn và phóng xạ của các mẫu môi trường bao gồm nước uống, nước mặt, nước thải, trầm tích, không khí, đất và chất thải nguy hại. Sử dụng phòng thí nghiệm môi trường để giám sát các thông số ô nhiễm trong môi trường, thông qua cách này giúp duy trì khả năng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp. Để thực hiện được công việc này, các phòng thí nghiệm môi trường cần được cung cấp các thiết bị chuyên dụng để phân tích được các thông số đo đạc mẫu. Vậy các thiết bị này là những thiết bại nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây: “Tổng hợp các thiết bị phân tích môi trường phổ biến nhất”.

Tổng hợp các thiết bị phân tích môi trường phổ biến nhất
Tổng hợp các thiết bị phân tích môi trường phổ biến nhất

Xem thêm:

QA/QC – Bảo đảm và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường

Hướng dẫn phân tích tác động về môi trường

Phân tích kinh tế về giảm lượng phát thải

Máy sắc ký khí/quang phổ khối (Gas Chromatography/Mass Spectroscopy)

Phương pháp sử dụng máy sắc ký khí qua phổ khối (GC/MS) và sắc ký khí (GC) là các kỹ thuật để phân tích và định lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và bán bay hơi trong nước, nước thải, bùn hoặc mẫu đất.

Thiết bị máy sắc ký khí qua phổ khối là một thiết bị kỹ thuật phân tích mạnh mẽ, kết hợp hai kỹ thuật thành một thiết bị phân tích duy nhất để cho phép cả phân tách định tín, định lượng và xác định các chất gây ô nhiễm môi trường. Các thiết bại này sử dụng sắc ký khí với phát hiện ion hóa ngọn lửa (FID) hoặc máy dò bắt electron (ECD) để thực hiện phân tích định tính và định lượng các chất ô nhiễm trong các mẫu và nhanh chóng đưa ra kết quả.

Kỹ thuật sắc ký khí là một kỹ thuật rất hiệu để định lượng halogen chứa trong các hợp chất (PAHs) hoặc các hợp chất dầu mỏ có trong dầu diesel và xăng.

Máy sắc ký khí/quang phổ khối
Máy sắc ký khí/quang phổ khối

Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography – HPLC)

Máy sắc ký lỏng là một thiết bị hoạt sử dụng kỹ thuật phân tích để tách các phân tử riêng biệt lẫn trong pha lỏng. HPLC cung cấp một số lợi thế với hiệu quả phân tách cột, có độ nhạy và độ chọn lọc đối với các hợp chất nhất định trong đó các thành phần được xác định có giá trị đo ở mức phần triệu trở xuống.

Máy sắc ký lỏng được sử dụng phân tích để xác định hydrazine, formaldehyd, hợp chất bisphenol A và các phân tử hữu cơ khác.

Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao
Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao

Xem thêm:

Ô nhiễm không khí và tác động của nó đến môi trường

Một số biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí

Những vấn đề bên cạnh ô nhiễm môi trường

Máy ghép cặp cảm ứng Plasma – Phổ khối (Inductively Coupled Plasma – Mass Spectrometry)

Phương pháp quang phổ khối plasma kết hợp tự cảm (ICP-MS) là một kỹ thuật phân tích để định lượng kim loại ở nồng độ rất thấp, thấp đến một phần nghìn tỷ (10-12). ICP-MS hoạt động bằng cách ion hóa mẫu bằng plasma, sau đó sử dụng máy quang phổ khối để xác định và định lượng các ion kim loại.

Trong phòng thí nghiệm môi trường, ICP-MS được sử dụng để phân tích dấu vết của kim loại nặng và các chất độc hại trong nước uống, nước thải, bùn và mẫu đất.

Thiết bị ICP-MS thường sử dụng phân tích kim loại nguy hiểm bằng phương pháp EPA 200.8 (Phương pháp xác định các yếu tố trong nước và nước thải bằng máy ghép cặp cảm ứng Plasma – Phổ khối) để phân tích nước.

Máy ghép cặp cảm ứng Plasma - Phổ khối
Máy ghép cặp cảm ứng Plasma – Phổ khối

Thiết bị ghép cặp quang phổ phát xạ quang plasma ghép nối tự động (Inductively Coupled Plasma Optical Emission Spectroscopy)

Thiết bị quang phổ phát xạ quang plasma kết hợp tự cảm (ICP/OES) được coi là một trong những kỹ thuật phổ biến nhất để phân tích kim loại trong nhiều phạm vi nồng đồ khác nhau từ nồng độ phần trăm đến phần triệu hoặc phần tỷ.

Mẫu được phân hủy được nguyên tử hóa trong plasma kết hợp cảm ứng ở khoảng 10.000°C để ion hóa mẫu. Mẫu ion hóa phát ra các photon dựa trên các yếu tố có trong mẫu.

Sau đó các photon này được phân tích bằng cách sử dụng Phương pháp EPA 200.7 (Phương pháp xác định các kim loại và nguyên tố trong nước và nước thải bằng thiết bị ghép cặp quang phổ phát xạ – quang phổ nguyên tử khí) bao gồm phân tích kim loại.

Thiết bị ghép cặp quang phổ phát xạ quang plasma ghép nối tự động
Thiết bị ghép cặp quang phổ phát xạ quang plasma ghép nối tự động

Tin gần đây:

Thiết bị UV trong xử lý nước thải

Cấu tạo thiết bị xử lý nước thải bằng tia UV

Máy sắc ký Ion (Ion Chromatography – IC)

Máy sắc ký Ion là thiết bị hoạt động dựa trên phương pháp sắc ký Ion, là một kỹ thuật linh hoạt và mạnh mẽ để phân tích một số lượng lớn các ion có trong các mẫu nước môi trường.

Phương pháp IC đo nồng độ của các ion bằng cách tách chúng dựa trên ái lực của chúng với nhựa trao đổi ion. Các hệ thống IC sử dụng cả máy dò độ hấp thụ và điện hóa. Giới hạn phát hiện phương pháp (Method Detection Limit – MDL) cho các anion thường ở mức thấp trên một tỷ lệ phạm vi với các đường cong hiệu chuẩn. Sắc ký ion là một phương pháp được thiết lập hiệu quả để phân tích nước để đo nồng độ của các anion chính, chẳng hạn như clorua, florua, nitrat, nitrit và sunfat cũng như crom VI.

Máy sắc ký Ion
Máy sắc ký Ion

Thiết bị phân tích nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand Analysis)

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là thước đo lượng oxy hòa tan cần thiết cho vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ, thức ăn hiện diện trong mẫu nước thải. Phân tích được thực hiện ở 20°C trong khoảng thời gian năm ngày (nên gọi là BOD5) và đại diện cho nhu cầu oxy từ hô hấp của các vi sinh vật hiếu khí để tiêu thụ tất cả chất thải hữu cơ mẫu vật môi trường.

Giá trị BOD cung cấp thông tin về tải lượng chất thải cho các nhà máy xử lý, xác định kiểm soát quá trình sản xuất và xác định ảnh hưởng của việc xả thải đối với vùng nước tiếp nhận. BOD cung cấp thông tin về phần chuyển đổi sinh học của hàm lượng hữu cơ trong mẫu nước thải.

Thiết bị phân tích nhu cầu oxy sinh hóa
Thiết bị phân tích nhu cầu oxy sinh hóa

Các thiết bị phân tích nhu cầu oxy sinh hóa sử dụng hệ thống tự động được thiết kế để phân tích BOD 5 ngày để phù hợp với các yêu cầu quy định của Phương pháp chuẩn 5210B – Tiêu chuẩn phân tích BOD.

Trên đây là các thiết bị phổ biến nhất được sử dụng phân tích các thành phần trong mẫu môi trường. Các thiết bị này đều là các sản phẩm có độ chính xác cao, tất cả các phòng thí nghiệm, quan trắc, phân tích môi trường hiện nay đều có ít nhất một thiết bị trong danh sách này. Dù tên gọi của mỗi sản phẩm đối với mỗi hãng có thể có sự khác biệt tuy nhiên đều hoạt động dựa trên một bộ tiêu chuẩn riêng cho hóa chất đó.

Các thông tin thêm về từng loại thiết bị này sẽ được cập nhật trong các bài viết tiếp theo, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi và cập nhật.

Tin đã đăng:

Máy li tâm khử bùn trong xử lý nước thải là gì?

Hệ thống lọc bụi túi vải là gì?

Lọc Cartridge là gì? Các loại sản phẩm Cartridge hiện nay

Hệ thống thu bụi sử dụng vật liệu lọc vải không dệt tổng hợp

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *