Đặc điểm vải lọc bụi trong hệ thống lọc bụi túi vải

Đặc điểm vải lọc bụi trong hệ thống lọc bụi túi vải

5/5 – (1 vote)

Hệ thống lọc bụi túi vải hiện nay là phương pháp xử lý thu bụi phổ biến nhất trong các ứng dụng thu bụi và thu hồi nguyên liệu trong không khí. Rất nhiều quá trình sản xuất mà sản phẩm hoặc nguyên liệu bị tiêu hao một phần thanh bụi trong không khí. Một số nhà máy ví dụ như nhà máy sản xuất xi măng, thức ăn chăn nuôi… Hầu hết cá thành phần chính chứa khong bụi sản xuất lại chính là nguyên liệu và sản phẩm. Những loại bụi này nếu không thu lại, bên cạnh gây hao phí tổn thất về nguyên liệu còn làm phát sinh vấn đề về môi trường làm việc và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nhà máy. Hiện nay các quy định về môi trường đang được quản lý ngày càng chặt chẽ, do đó nếu không xử lý thu bụi rất có thể dẫn tới nhiều vấn đề vi phạm pháp luật và vấn đề xã hội cục bộ.

Vải may và túi lọc bụi
Vải may và túi lọc bụi

Hệ thống lọc bụi túi vải ra đời và giải quyết đồng thời cả vấn đề thu bụi, thu nguyên liệu sử dụng lại cho các quá trình sản xuất. Việc thu bụi nguyên liệu sản xuất góp phần tiết kiệm đáng kể lượng nguyên liệu, giảm các chi phí do hao hụt nguyên liệu. Một đặc điểm khác là hệ thống này tiết kiệm hơn hẳn so với hệ thống lọc bụi sử dụng nguyên lý hút tĩnh điện về lượng năng lượng sử dụng. Vật liệu sử dụng để thay thế là các loại vải lọc không dệt có chi phí thay thế không quá cao, khả năng kết hợp với nhiều thiết bị phụ kiện để theo dõi và cắt giảm chi phí cho vật liệu lọc.

Vật liệu lọc sử dụng trong hệ thống này là điểm nhấn của hệ thống. Ở bài viết này sẽ đề cập đến các loại vải và một số yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu lọc bụi trong hệ thống lọc bụi túi vải.

Tin liên quan:

Hệ thống lọc bụi túi vải là gì?

Lọc Cartridge là gì? Các loại sản phẩm Cartridge hiện nay

Hệ thống thu bụi sử dụng vật liệu lọc vải không dệt tổng hợp

Vật liệu lọc trong hệ thống lọc bụi túi vải

Vải không dệt có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp là các nguyên liệu chủ yếu làm vật liệu lọc trong hệ thống lọc bụi túi vải. Các loại vải này có thể dệt hoặc không dệt, thường được sử dụng là các loại vải không dệt do chi phí thấp hơn hẳn so với vải dệt. Cấu tạo chung của vải lọc bụi bao gồm 3 lớp:

  • Lớp mặt bông bên trong:  không được xử lý.
  • Lớp cường lực ở giữa: tăng độ bền, khả năng chịu kéo của vải lọc.
  • Lớp bề mặt lọc bụi ở ngoài cùng: Được xử lý bề mặt qua các công đoạn để đáp ứng các yêu cầu lọc bụi xác định và chống bám dính bụi bẩn, tăng hiệu quả quá trình rung giũ bụi. Quá trình xử lý này hướng đến mục đích cuối cùng là kéo dài tuổi thọ và hiệu quả sử dụng của vật liệu lọc.
Các loại vải lọc bụi
Các loại vải lọc bụi

Phân loại các loại vải lọc

Có rất nhiều các vật liệu làm vải lọc bụi khác nhau tuy nhiên phân loại dựa vào cấu tạo của loại vải là phổ biến nhất. Bao gồm vải dệt và vải không dệt như sau:

Vải dệt – woven fabric

Loại vải lọc này có kết cấu bởi các sợi ngang và sợi dọc đan xen nhau. Là vật liệu lọc rất tốt với các ưu nhược điểm dưới đây:

  • Ưu điểm:

Hiệu suất lọc bụi cao.

Kết cấu sợi ngang và sợi dọc đan xen mang lại độ bền cao cho vật liệu lọc

  • Nhược điểm:

Đặc điểm chung là giữa các sợi vải với nhau tồn tại các khe hở mà qua đó các loại bụi siêu mịn có thể đi qua.

Trong điều kiện buồng lọc sẽ gây ra chênh lệch áp lớn giữa buồng khí thô và khí sạch.

Áp lực lọc lọc chủ yếu tập trung vào các kẽ hở đan xen các sợi ngang dọc. Bụi bám đầy rất dễ dẫn tới việc đóng bụi khiến hệ thống mất khả năng lọc bụi.

Việc rung giũ đối với loại vải này ít hiệu quả do bụi có thể bám chặt vào các khe hở.

Giá vải lọc thường cao sơ với vải lọc không dệt cùng chất liệu.

Tin liên quan:

Nguyên tắc hoạt động của thiết bị xử lý bụi và khí thải

Bụi vẫn là tác nhân ô nhiễm chủ yếu

Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe con người

Vải không dệt – felt fabrics – non woven fabric

Cấu tạo bởi 3 lớp vải xếp chồng lên nhau gồm lớp mặt bông, lớp cường lực, lớp xử lý. 3 lớp vải này được xếp chồng lên nhau với các kỹ thuật hiện đại mang lại nhiều ưu điểm cho vải không dệt. Tuy nhiên sản phẩm này cũng vẫn có một số nhược điểm. Mô tả các ưu nhược điểm như sau:

  • Ưu điểm:

Vải lọc không dệt do tạo chênh lệch áp suất giữa buồn khí sạch và buồng khí thô thấp, do đó phần lớn các ngành sản xuất hiện nay sử dụng.

Hiệu quả lọc bụi cao hơn hẳn so với vải dệt.

Với kỹ thuật chế tạo hiện nay, các loại vải không dệt có khả năng chịu lực kéo tương đương với vải dệt – woven fabric.

Giá thành rẻ hơn hẳn so với vải dệt – woven fabric.

  • Nhược điểm:

Đối với vải lọc không dệt, nhược điểm chủ yếu là vấn đề hiệu quả lọc. Để giải quyết vất đê này cần quan tâm đến loại vải lọc sử dụng và định lượng vải sử dụng. Giá trị định lượng càng cao mang lại khả năng lọc được các hạt bụi càng nhỏ nhưng cũng kéo theo sự gia tăng nguy cơ gây đóng bụi làm giảm hiệu quả và tốc độ lọc.

Các loại vài lọc bụi không dệt thường được xử lý bề mặt để đáp ứng các yêu cầu về điều kiện sử dụng, tăng tuổi thọ vật liệu lọc và quan trọng hơn cả là hiệu quả sử dụng. Chi tiết các phương pháp xử lý được liệt kê dưới đây.

Các loại hình – phương pháp xử lý bề mặt cho vải lọc

Phân biệt vải dệt và vải không dệt để may túi lọc bụi
Phân biệt vải dệt và vải không dệt để may túi lọc bụi

Xử lý bề mặt vải lọc bụi là một công đoạn quan trọng nhất quyết định khả năng lọc bụi, độ bền và tuổi thọ sử dụng của vải lọc. Mỗi phương pháp xử lý là khác nhau và nhằm một mục đích xác định. Các phương pháp xử lý thường được sử dụng để chỉ xử lý một mặt của vải lọc để giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm. Chi tiết các phương pháp như sau:

Vải lọc không chứa sợ thủy tinh

Đốt nóng bề mặt

Áp dụng phương pháp này để nâng cao hiệu quả rung giũ bụi, giảm khả năng bám dính và bám bụi trên bề mặt lọc của vải lọc. Phương pháp này được tiến hành bằng cách đốt ngọn lửa trên bề mặt vải lọc, làm chảy các sợi bông giúp phủ kín bề mặt lọc.

Các loại vải sử dụng phương pháp này: Tất cả các loại vải không dệt.

Láng bề mặt

Phương pháp này thường được tiến hành ngay sau khi tiến hành phương pháp đốt nóng bề mặt. Mục đích phương pháp này nhằm giảm khả năng đóng bụi trên bề mặt vải, làm phẳng đều bề mặt lọc của vải lọc. Phương pháp này tiến hành bằng cách cho một con lăn nóng chạy qua vải lọc ngay sau khi quá trình đốt nóng bề mặt diễn ra. Vải lọc được xử lý bằng phương pháp này thường có bề mặt xử lý thô ráp. Vấn đề của phương pháp này có thể gây ra giảm lưu lượng khí đi qua.

Các loại vải sử dụng phương pháp này: Các loại vải không dệt có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Phủ Silicone

Phương pháp này sử dụng nhằm hạn chế hoặc giảm thiểu hoàn toàn tác động của hơi nước  và dầu đối với vải lọc. Đặc biệt hữu ích đối với các loại vải lọc làm từ polyester do đặc tính thủy phân hóa của chất liệu này.

Các loại vải sử dụng phương pháp này: Polyester gồm cả vải dệt và vải không dệt.

Xử lý làm chậm quá trình cháy

Xử lý bằng hóa chất làm chậm quá trình cháy, phương pháp này không có khả năng chống cháy. Vải lọc được xử lý bằng phương pháp này cháy sẽ không tạo ra ngọn lửa cháy trong điều kiện nhiệt độ cao.

Các loại vải sử dụng phương pháp này:  Các vật liệu vải lọc có nhiệt độ làm việc thấp.

Một số loại túi lọc khi may thành phẩm. từ trái sang Nomex, Polyester pha sợi chống tĩnh điện, Polyester thường
Một số loại túi lọc khi may thành phẩm. từ trái sang Nomex, Polyester pha sợi chống tĩnh điện, Polyester thường

Phủ Acrylic

Phương pháp này thực hiện bằng cách phủ một lớp Acrylic (Latex base) lên bề mặt lọc của vật liệu. Tác dụng chính của phương pháp này nhằm nâng cao hiệu suất lọc, giảm bám bụi trên bề mặt vải lọc. Vấn đề của phương pháp này có thể gây giảm lưu lượng khí qua vải trong một số ứng dụng.

Các loại vải sử dụng phương pháp này: Các loại vải có nhiệt độ làm việc thấp và chính bản thân vải dệt Acrylic.

Xử lý bề mặt bằng Polytetrafluoroethylene (PTFE)

Phương pháp này ứng dụng trong điều kiện người sử dụng không muốn chi một lượng phí gấp nhiều lần để sử dụng túi lọc bằng vải lọc PTFE. Sử dụng phương pháp này để lọc loại bỏ các hạt bụi mịn, nâng cao hiệu suất lọc, giảm bám bụi trên bề mặt vải và tăng cường khả năng chịu nhiệt của vải lọc. Là một phương pháp có chi phí khá cao do PTFE không phải là vật liệu rẻ như các vật liệu làm vải lọc khác tuy nhiên vẫn rẻ hươn rất nhiều so với sử dụng vải lọc hoàn toàn bằng PTFE.

Các loại vải sử dụng phương pháp này: Tất cả các loại vải khác, PTFE còn được sử dụng để dát lên bề mặt các loại vải khác để cải thiện các đặc tính hóa lý một cách đáng kể.

Tin liên quan:

Ô nhiễm không khí và tác động của nó đến môi trường

Ô nhiễm không khí do khí thải từ phương tiện giao thông.

Một số nguồn tác động môi trường từ hoạt động sản xuất giấy

Thẩm thấu bề mặt bằng PTFE

Phương pháp này cũng có chi phí cao, dùng để nâng cao khả năng chống thấm dầu, nước, hạn chế bám bụi trên bề mặt vải lọc bụi.

Ứng dụng của phương pháp này chỉ dùng riêng đối với vải lọc làm bằng Nomex. Các loại sản phẩm này thường có giá rất cao do bản thân Nomex cũng là một loại vải có giá rất cao trên thị trường.

Xử lý chống Acid

Phương pháp này sử dụng hóa chất chống acid phủ lên bề mặt vải, hạn chế tác động của acid và nước đến vải lọc.

Phương pháp này áp dụng cho vải Nomex để bù đắp lại khả năng kháng acid yếu của loại vải lọc này.

Vải lọc Nomex (vàng) và vải lọc PPS
Vải lọc Nomex (vàng) và vải lọc PPS

Đối với vải lọc chứa sợi thủy tinh

Xử lý Silicone – Graphite Teflon

Nhằm nâng cao hiệu quả chống mài mòn, tăng tính bóng bề mặt tăng hiệu quả rung giũ bụi, phương pháp xử lý Silicone – Graphite Teflon được thực hiện. Tuy nhiên phương pháp này không nên sử dụng trong môi trường không có acid.

Thường ứng dụng cho vải sợi thủy tinh và sử dụng trong các lò luyện thép và nghiền xi măng.

Xử lý chống acid

Sử dụng hóa chất chống acid để bảo vệ sợi vải thủy tinh khỏi sự ảnh hưởng của các loại acid là mục đích của phương pháp này.

Các ứng dụng của phương pháp này dùng cho ứng dụng xử lý bụi có nhiệt độ cao.

Xử lý Teflon B

Phương pháp này mang lại khả năng chống mài mòn vượt trội, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này khiến vải lọc giảm đáng kể độ bền trước kiềm. Phương pháp này có chi phí xử lý cao do đó cần cân nhắc trước khi lựa chọn.

Các ứng dụng của phương pháp này thường sử dụng trong các hệ thống lò hơi với pH thấp.

Phương pháp xử lý Blue Max-CRF/70

Là phương pháp xử lý hoàn hảo nhất đối với vải thủy tinh. Phương pháp này mang đến các tính năng tốt nhất được yêu cầu đối với vải lọc bụi có chứa sợi thủy tinh. Các ưu điểm của phương pháp này cải thiện hoàn hảo các đặc tính chống ăn mòn bởi đồng thời acid và alkaline, tăng khả năng rung rũ bụi, chống mài mòn và nâng cao đáng kể hiệu quả lọc bụi.

Ứng dụng của phương pháp này xử lý các loại vải thủy tinh sử dụng trong các vị trí có nồng độ cao sulfur, trong các môi trường có các điều kiện quá tải về điều kiện làm việc.

Nhược điểm duy nhất và lớn nhất của phương pháp này làm cản trở khả năng ứng dụng rộng đó là chi phí xử lý, là phương pháp hoàn hảo nhất nên chi phí thực hiện cũng “hoàn hảo” tương tự chất lượng của phương pháp.

Tổng kết

Trên đây là các đặc điểm của loại vải sử dụng làm túi lọc bụi trong hệ thống lọc bụi túi vải. Nếu bạn là người đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống lọc bụi túi vải cho nhà máy của mình.  Hãy dựa vào các thông tin này và tham khảo thêm thông tin tư vấn từ các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và lắp đặt lọc bụi túi vải để đưa ra lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất với ngân sách nhà máy.

Có thể bạn muốn xem:

Xử lý khí thải bãi rác

Cấu tạo và vai trò của hệ thống máy nén khí trong xử lý nước thải

Các phương pháp xử lý chất thải rắn

Tác động môi trường từ hoạt động sản xuất linh kiện điện tử

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *