Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015

5/5 – (1 vote)

Thạc sĩ Lê Hồng Hải

Văn phòng Chương trình MTQG Nước sạch &VSMTNT

Chương trình MTQGNước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Nước sạch và VSMTNT) là một Chương trình mang tính xã hội cao, không chỉ góp phần cải thiện điều kiện sống, nâng cao nhận thức của người khu vực nông thôn mà còn góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu của Chương trình phù hợp với mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế, đồng thời là một trong những tiêu chí quan trọng của Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới đến năm 2020.

Từ năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh nông thôn với mục tiêu đến năm 2020:  tất cả cư dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60lít/người/ngày, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và thực hiện vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã. Trong đó, Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT là công cụ để thực hiện Chiến lược Quốc gia. Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển khai qua các giai đoạn (2001 – 2005); (2006 – 2010), 2011 và (2012 – 2015). Ước kết quả thực hiện giai đoạn 2011- 2015 Chương trình MTGQ Nước sạch và VSMTNT với các nội dung như sau:

I. BAN HÀNH CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

Trong giai đoạn 2011 – 2015, để thực thực Chương trình có hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các Bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản chính sách để hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình, cụ thể như sau:

– Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn;

– Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/01/2013 Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình MTQG Nước sạch &VSMTNT giai đoạn 2012 – 2015;

– Thông tư liên tịch số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn;

– Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BNNPTNT-BYT-BGDĐT ngày 31/5/2013 Hướng dẫn phân công, phối hợp giữa ba ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục về thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch &VSMTNT giai đoạn 2012 – 2015;

– Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg ngày 03/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

– Chỉ thị số 1118/CT-BNN-TCTL ngày 03/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường công tác quản lý, vận hành khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn nhằm tăng tỷ lệ công trình hoạt động hiệu quả, bền vững;

– Thông tư liên tịch số 37/2014/ TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐTngày 31/10/2014 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn.

Trong các văn bản chính sách được ban hành nêu trên, một số văn bản được ban hành trên cơ sở các văn bản chính sách đã được ban hành trong giai đoạn 2005 – 2010 và cập nhật, sửa đổi bổ sung phù hợp trong giai đoạn 2011 – 2015 như: Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT; Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT; Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BNNPTNT-BYT-BGDĐT; Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg ngày 03/3/2014.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2011 – 2015 đã ban hành Thông tư liên tịch số 37/2014/ TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT làm cơ sở để các tỉnh thúc đẩy xã hội hóa công tác đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn với sự tham gia các thành phần kinh tế xã hội nhằm đẩy nhanh thực hiện mục tiêu về nước sạch. Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 ra đời nhằm đánh giá, xác định giá trị tài sản được đầu tư và giao trách nhiệm quản lý góp phần nâng cao hiệu quả và tính bền vững các công trình đã được đầu tư.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU

Theo tổng hợp báo cáo, ước kết quả đạt được các mục tiêu của Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNTđến 2015 như sau:

TT Chỉ số đánh giá Đơn Chỉ Kết quả thực hiện
vị tiêu 2011 2012 2013 Ước 2014 Dự kiến 2015 BQ
1 Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước HVS % 85 78 80 82 84 86 2,0
2 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu HVS % 65 55 57 60 63 65 2,0
3 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có chuồng trại chăn nuôi HVS % 45 37 39 42 44 46 1,8
4 Tỷ lệ trạm Y tế có nước sạch và nhà tiêu HVS % 100 84 90 92 94 96 3,2
5 Trường học có nước HVS % 100 87 87 87 92 93 1,4

Ước  đến cuối 2015, chỉ có 02 mục tiêu về cấp nước và vệ sinh trương học, trạm y tế là chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Đối với các mục tiêu về cấp nước và vệ sinh hộ gia đình, còn có sự chênh lệch giữ các vùng, một số vùng miền đạt tỷ lệ thấp như Miền núi phía Bắc (cấp nước 81% và vệ sinh 53%), Bắc Trung Bộ (cấp nước 78% và vệ sinh 56%) và Tây Nguyên (cấp nước 82% và vệ sinh 53%), đây là những vùng có tỷ lệ cao về người nghèo, dân tộc thiểu số.

III. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC

Dự kiến tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình ước đạt 110,9% (khoảng 37.700/33.980 tỷ đồng) so với Quyết định 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó cơ cấu nguồn vốn, bao gồm: Ngân sách TW chiếm 9,6% thấp hơn so với Quyết định 366/QĐ-TTg (14,9%); ngân sách ĐP chiếm 5,0% thấp hơn so với Quyết định 366/QĐ-TTg (11,2%); viện trợ quốc tế chiếm 17,4%; tư nhân và dân đóng góp chiếm 8,2% thấp hơn so với Quyết định 366/QĐ-TTg (11,2%), đặc biệt vốn vay tín dụng chiếm 59,8% cao hơn so với Quyết định 366/QĐ-TTg (33,0%).

TT Nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ước năm 2015 Tổng
1 Ngân sách Trung ương và 03 nhà tài trợ hoà đồng 1.426 1.402 1.622 1.210 695 6.355
  – Ngân sách Trung ương 668 803 791 794 568 3.624
  – Vốn của 03  nhà tài trợ hoà đồng ngân sách 758 599 831 416 200 2.804
2 Ngân sách ĐP và lồng ghép các Chương trình, dự án khác 659 237 268 335 400 1.899
3 Viện trợ quốc tế 475 595 737 1.000 953 3.760
  – Vốn WB 440 563 600 830 688 3.121
  – Vốn ADB 23 17 130 160 250 580
  – Quốc tế khác 12 15 7 10 15 59
4 Dân góp và tự làm 767 216 350 860 894 3.087
5 Tín dụng ưu đãi 2.953 3.820 3.523 6.070 6.160 22.526
  Tổng cộng: 6.280 6.270 6.500 9.475 9.175 37.700

Theo kết quả thực hiện các mục tiêu nêu trên, hiện còn thiếu kinh phí để thực hiện hoàn thành mục tiêu về cấp nước và vệ sinh trường học, trạm y tế. Ngoài ra, trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nhưng đến nay vẫn còn do một số tỉnh triển khai các dự án nhằm đảm bảo cấp nước cho người dân vùng có nguồn nước khó khăn, ô nhiễm, vùng sâu, vùng xa…

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

– Cơ bản hoàn thành mục tiêu của Chương trình

Ước tính đến hết năm 2015, cơ bản các mục tiêu của Chương trình MTQG trong giai đoạn 2011-2015 đã đạt được, tuy nhiên cấp nước và vệ sinh trường học và trạm y tế chưa đạt yêu cầu. Cụ thể: số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 86%, trong đó 45% đạt QCVN 02/2009/BYT; khoảng 65% nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh; 94% trường học mầm non, phổ thông và 96% trạm y tế xã có công trình nước sạch vệ sinh.

– Về nhận thức và thay đổi hành vi của người dân

Thông qua các hoạt động truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hành các hành vi vệ sinh và bảo vệ môi trường. Tập quán và hành vi vệ sinh của người dân đã được cải thiện. Môi trường nông thôn đang thay đổi.

–  Việc tổ chức thực hiện chương trình cũng đạt được nhiều kết quả, từ công tác tổ chức, chỉ đạo, sự phối hợp của các ngành, các cấp; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từng bước được cải thiện; công trình đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành hệ thống cấp nước được cải thiện; nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

– Đa dạng hóa nguồn lực:

Ngoài nguồn vốn ngân sách TW chỉ chiếm 9,6%, ngân sách địa phương chiếm 5,5% tổng nguồn vốn cho Chương trình thấp hơn so với Quyết định 366/TTg (lần lượt là 14,9% và 11,2%), đã thu hút và triển khai có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi chiếm tới 54,7% và nguồn nhà tài trợ quốc tế chiếm tới 17,4%. cao hơn nguồn Ngân sách trực tiếp cho Chương trình.Đồng thời, đã huy động có huy quả sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư cho nước sạch trong giai đoạn này.

– Công tác kiểm tra, giám sát đánh giáđược quan tâm chỉ đạo

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Bộ chỉ số Theo dõi – đánh giá nước sạch và VSMTNT (với 14 Chỉ số) được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Việc kiểm soát chất lượng nước ở các công trình nước sạch, trường học, trạm y tế có chuyển biến cả ở đơn vị cung cấp dịch vụ và ở cơ quan quản lý.

–  Huy động sự ủng hộ và giúp đỡ của các tổ chức quốc tế:

Trong nhiều năm qua, nhiều nhà tài trợ, tổ chức quốc tế như AusAid, Danida, DFID, ADB, WB, SIDA, Netherlands, UNICEF… đã hỗ trợ nguồn lực cũng như hỗ trợ kỹ thuật giúp Việt Nam xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách; xây dựng nâng cao năng lực của ngành cũng như đầu tư để thực hiện mục tiêu quốc gia của Chính phủ. Đặc biệt, phương thức hỗ trợ mới của WB hỗ trợ dựa vào kết quả đầu ra lần đầu tiên được áp dụng tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng của Việt Nam năm 2013 đã cơ bản đạt được chỉ số đầu ra như đã cam kết trong Hiệp định. Đồng thời, dự kiến trong năm 2015, Chính phủ sẽ tiếp tục ký Hiệp định tín dụng vay vốn WB triển khai thực hiện tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên theo phương thức nêu trên.

– Huy động được sự tham gia của các tổ chức xã hội góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn:

Đã khơi dậy phong trào toàn dân sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức chính trị, xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, TW Đoàn Thanh niên CSHCM…tham gia thực hiện Chương trình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

–  Từng bước hình thành thị trường nước sạch và vệ sinh nông thôn:

Bước đầu đã tạo lập môi trường thuận lợi và hành lang pháp lý rõ ràng để khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực Nước sạch và VSMTNT bằng các cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi; nhiều mô hình tốt về tư nhân tham gia cung cấp nước sạch nông thôn đã xuất hiện ở một số địa phương như Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương…

– Nhiều cơ chế chính sáchđược ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện Chương trình.

V. NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC

Vẫn còn sự chênh lệch lớn về tỉ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh, đặc biệt những vùng nghèo, vùng có điều kiện khó khăn chưa được tiếp cận với các điều kiện cấp nước và vệ sinh đạt tiêu chuẩn, mặc dù Chính phủ đã quan tâm nhưng nguồn tài chính vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

– Các cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế và chưa đủ mạnh để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, bao gồm khu vực tư nhân, làm chậm tiến trình xã hội hóa.

– Năng lực quản lý điều hành ở các cấp, đặc biệt ở các địa phương còn hạn chế, làm giảm hiệu lực và hiệu quả thực hiện các chính sách của Chính phủ.

– Các giải pháp cấp nước và vệ sinh hộ gia đình đơn giản, giá thành hạ chưa được khuyến khích áp dụng, nhất là đối với nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo và vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc.

– Hướng dẫn xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn, bao gồm cả việc lưu trữ nước và xử lý nước quy mô hộ gia đình còn chưa được quan tâm đúng mức.

– Chất lượng xây dựng và tính đồng bộ của các công trình cấp nước còn chưa cao; không đảm bảo đủ nguồn lực để duy tu bảo dưỡng các hệ thống cấp nước trong quá trình khai thác, vận hành dẫn tới kết quả chỉ có khoảng 75% các công trình cấp nước tâp trung hoạt động hiệu quả.

– Sự quan tâm của các cấp chính quyền về thúc đẩy thực hiện mục tiêu vệ sinh và nhận thức của người dân về xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn chưa cao.

– Việc xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và các rủi ro trong tương lai còn chưa được quan tâm lồng ghép vào lĩnh vực nước và vệ sinh./..

………………………………………………………………………………….

Ngun: Trích dn t k yếu Hi ngh môi trường toàn quc ln th IV, B tài nguyên và Môi trường, Hà Ni, 29/09/2015

…………………………………………………………………………………..

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *