Lưu ý trong thiết kế hệ thống lọc bụi túi vải

Lưu ý trong thiết kế hệ thống lọc bụi túi vải

5/5 – (1 vote)

Hệ thống lọc bụi túi vải không còn quá xa lạ đối với hầu hết các nhà máy sản xuất. Tương tự như các hệ thống khác để lọc bụi như lọc cyclone, dập nước, cartridge hay tĩnh điện, mục đích cuối cùng của các hệt thống này đều là đảm bảo loại bỏ gần như hoàn toàn bụi trong không khí, đảm bảo an toàn môi trường làm việc. Vậy trong khi thiết kế hệ thống lọc bụi túi vải sẽ cần chú ý tới những điểm nào? Nếu bạn là một nhà sản xuất đang có ý định thiết kế hệ thống lọc bụi cho chính nhà máy mình hay là một đơn vị đang chuẩn bị bước vào dịch vụ cung cấp hệ thống lọc bụi túi vải thì đây là bài viết bạn không thể bỏ qua.

Lưu ý trong thiết kế hệ thống lọc bụi túi vải
Lưu ý trong thiết kế hệ thống lọc bụi túi vải

Sau đây là thông tin của 4 vấn đề cần được quan tâm lưu ý trước khi thực hiện hệ thiết kế hệ thống lọc bụi túi vải.

Tin liên quan:

Lý thuyết chung thiết kế hệ thống lọc bụi túi vải

Đặc điểm vải lọc bụi trong hệ thống lọc bụi túi vải

Hệ thống lọc bụi túi vải là gì?

Lưu ý về thiết kế Số điểm hút

Điểm hút của một hệ thống lọc bụi là cửa hút khí bụi vào trong buồng lọc. Số lượng điểm hút của mỗi hệ thống là khác nhau tùy vào yêu cầu thiết kế và số lượng vị trí cần hút bụi cũng như tương quan khoảng cách các vị trí này. Vấn đề đặt ra là số lượng điểm hút vừa đủ để đảm bảo hai yếu tố về hút bụi như sau:

  • Lực hút của hệ thống vừa đủ để hút các hạt bụi trong không khí vào điểm hút, qua đường ống đi vào trong hệ lọc bụi mà không hút phải vật liệu (đối với các nhà máy bụi chính là nguyên liệu sản xuất). Thiết kế các điểm hút bụi sẽ được đưa ra để cân bằng với các yếu tố sau đây của hệ thống lọc bụi: công suất động cơ, kích thướng đường ống và lưu lượng dòng khí khi vận hành.
  • Đảm bảo tốc độ dòng khí theo tiêu chuẩn đặt ra trong suốt quá trình vận hành. Điều này đảm bảo hệ thống có thể hoạt động ổn định. Tốc độ dòng khí bụi quá cao có thể gây tăng áp cho toàn hệ thống khiến túi lọc bụi nhanh hỏng và cản trở quá trình xả khí nén rung giũ bụi, nhưng nếu quá thấp có thể khiến hạt bụi không bị hút vào hệ thống hay rơi xuống trong đường ống.

Do đó cần nghiên cứu kỹ các yêu cầu đối với hệ thống để thiết kế số điểm hút phù hợp nhất với điều kiện sử dụng. Theo khuyến nghị về thiết kế số lượng điểm hút của một hệ thống lọc bụi nên là 6 – 8 điểm được nối về để đảm bảo khả năng lọc bụi, rung giũ và toàn bộ hiệu quả hoạt động hệ thống.

Lưu ý về Lưu lượng khí hút

Lưu lượng khí hút của một hệ thống lọc bụi là lượng khí được hệ thống được hút vào trong một đơn vị thời gian. Giá trị này. Đây là yếu tố đầu tiên cần được xác định khi thiết kế hệ thống lọc bụi, tuy nhiên điều cần được quan tâm nhất lại là lượng khí bụi cần được hút tại mỗi điểm hút.

Các yêu cầu đối với tính toán lưu lượng khí hút cần được xem xét cần xem xét phù hợp với số lượng điểm hút và yêu cầu vận hành. Các thông tin này cần được xem xét kỹ lưỡng hoặc nên được tư vấn bởi kỹ sư chuyên về thiết kế lọc bụi thực hiện. Thông thường lưu lượng hệ thống bằng tổng lưu lượng hút tại các vị trí điểm hút. Đối với vấn đề này thường mỗi hãng sản xuất hệ thống lọc bụi hoặc tài liệu đều có các khuyến nghị riêng để thiết kế lưu lượng hút. Hãy tham khảo các thông tin này và căn cứ vào vật liệu, yêu cầu làm sạch để đưa ra lưu lượng hút phù hợp nhất cho hệ thống.

Xem thêm:

Chất liệu sử dụng may túi lọc bụi (phần 1)

Chất liệu sử dụng may túi lọc bụi (phần 2)

Chất liệu sử dụng may túi lọc bụi (phần 3)

Lưu ý thiết kế Phễu hút

Phễu hút là thiết bị gắn tại mỗi điểm hút, bất cứ vật liệu nào đi vào hệ thống đều đi qua phễu hút. Khi hệ thống vận hành, các hạt bụi phát sinh đều sẽ đi qua phễu hút vào trong hệ thống túi lọc bụi. Việc thiết kế phễu hút sẽ phải dựa vào tính toán lưu lượng và số điểm hút,  sau  đó bản thiết kế được đưa ra để đảm bảo chỉ hút bụi chứ không hút cả vật liệu.

Một thiết kế phễu lọc chính xác sẽ khiến chỉ có bụi bị hút về hệ thống lọc và ngược lại nếu thiết kế không chính xác có thể khiến hệ thống hút cả các phần nguyên liệu thay vì hút bụi.

Tương tự như tính toán lưu lượng khí hút, mỗi hãng sản xuất và tài liệu có thể có cách tính khác nhau phù hợp nhất với công nghệ hệ thống lọc bụi được đưa ra. Khi lựa chọn hệ thống lọc bụi và tính toán cho phễu hút, hãy chỉ nên tham khảo tập trung 1 tài liệu cho 1 hệ thống hay nhận tư vấn thiết kế từ những kỹ sư thiết kế lọc bụi chuyên nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất cho hệ thống lọc bụi túi vải.

Điểm hút và phễu hút
Điểm hút và phễu hút

Lưu ý thiết kế Ống hút

Đây là vấn đề được quan tâm sau cùng sau khi đã có thông tin về số điểm hút, lưu lượng khí hút và thiết kế phễu hút. Yêu cầu lưu lượng sau khi đã được tính toán xác định sẽ yêu cầu thiết kế đường ống hút phải thật chính xác. Vận tốc hút của các điểm phụ thuộc vào lượng bụi được vận chuyển. Để đảm bảo được vận chuyển, tiết diện ống hút cần phải được thiết kế để có thể tạo vận tốc bụi lưu chuyển trong khoảng 15 – 18m/s đối với các loại bụi thông thường. Đối với các loại bụi có thể gây nổ, vận tốc bụi trong đường ống cần phải đạt 18-24m/s.

Đường ống cho vận tốc của dòng khí bụi thấp hơn sẽ làm bụi bị rơi xuống và bám lại trong đường ống, hệ thống không lọc bụi được hiệu quả do chênh lệch áp suất lọc quá thấp.

Đường ống cho vận tốc dòng khí bụi cao hơn khiến đường ống bị mài mòn nhanh chóng, gây hư hại cho hệ thống. Mặt khác áp suất lọc cao gây nhanh hỏng túi lọc và tăng áp lực lên thành của buồng lọc.

Những trường hợp thiết kế không chuẩn sẽ tạo ra các vấn đề về đường ống hút. Quá nhiều kích thước và góc cua ngoài cản trở dòng khí bụi còn khiến hệ thống bị mài mòn.

Tương tự như các phần trên, đối với thiết kế ống hút cũng có những tiêu chuẩn riêng của từng hãng sản xuất được đưa ra. Việc thiết kế hệ thống lọc bụi túi vải cần được cân nhắc kỹ với các tài liệu và sự tư vấn đầy đủ của đơn vị thiết kế lắp đặt.

Sơ đồ hệ thống lọc bụi với điểm hút, đường ống, phễu hút
Sơ đồ hệ thống lọc bụi với điểm hút, đường ống, phễu hút

Tổng hợp

Đối với 4 vấn đề lưu ý trên khi lắp đặt hện thống lọc bụi cần thực hiện đạt các yêu cầu sau:

Hệ thống được đấu nối bởi quá nhiều điểm hút sẽ không thể đạt được hiệu quả lọc như mong muốn. Do đó thiết kế số điểm hút của mỗi hệ thống lọc không nên quá 8 điểm.

Kích thước ống hút khuyến nghị tối thiểu nên là 133mm (đường kính ngoài), chiều dày tối thiểu là 3mm áp dụng cho ống hút và phễu hút.

Thiết kế các đường ống hút bụi cần có góc nghiêng tránh được hiện tượng bụi bám dính vào thành ống. Khuyến nghị góc nghiêng từ 45 đến 60 độ tính từ góc trục ngang. 60 độ đối với bụi đá vôi, xỉ, quặng và xi măng. 45 độ cho clinker. KHÔNG nên lắp các đường ống theo trục ngang.

Đối với đường ống xả khí quạt (lạnh) không nên để vận tốc vượt quá 12m/s. Có thể lắp đặt thêm các thiết bị giảm thanh nếu cần thiết.

Van bướm cho quạt hút phải có kích thước cần của tấm cánh tối thiểu là 6mm. Các điểm quan trọng cần được trang bị các tấm thép chống mài mòn cho hệ thống.

Trên đây là các vấn đề đầu tiên cần được quan tâm khi tiến hành thiết kế một hệ thống lọc bụi. Đây là các thông tin quan trọng trước khi bắt đầu thiết kế một hệ thống lọc bụi túi vải. Các thông tin khác sẽ được cung cấp đến bạn đọc trong các bài viết tiếp theo, mời bạn chú ý đón đọc.

Tin mới:

Hệ thống thu bụi sử dụng vật liệu lọc vải không dệt tổng hợp

Lọc Cartridge là gì? Các loại sản phẩm Cartridge hiện nay

Nguyên tắc hoạt động của thiết bị xử lý bụi và khí thải

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *