Tác động đến môi trường và con người khi sử dụng năng lượng tái sinh

5/5 – (1 vote)

1. Sử dụng năng lượng tái sinh tác động tích cực đến môi trường và đời sống con người

– Sử dụng năng lượng tái sinh sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Như chúng ta đã biết, sản xuất điện từ nhiên liệu sinh  học, không chứa hợp chất thơm, hàm lượng lưu huỳnh thấp, không chứa chất độc hại. Do vậy khi thải vào đất chúng bị phân hủy gấp 4 lần so với sử dụng nhiên liệu dầu mỏ. Kết quả là không làm ô nhiễm nước ngầm. Đồng thời không thải khí CO2 và khí mêtan  (khí nhà kính) vào khí quyển.

Theo báo cáo của Hội công nghiệp sinh khối châu Âu (AEBIOM), sinh khối có thể làm giảm khí phát tán CO2, khí chủ yếu gây nóng lên toàn cầu gần 1000 tấn /năm tương đương với  lượng phát tán hàng năm của Canađa và Italia cộng lại.

Mặt khác, sử dụng năng lượng tái sinh, giảm sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu mỏ) hạn chế gây ô nhiễm không khí, bụi than,  tiếng ồn, giảm được bãi rác thải đất đá, bảo vệ rừng vv… làm cho môi trường không bị ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe con người.

– Các quốc gia sản xuất năng lượng tái sinh sẽ làm cân đối năng lượng, giảm nhập khẩu, đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia. Ngoài ra, sử dụng năng lượng tái sinh, các nước còn chủ động về vấn đề năng lượng, không phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài.

– Sử dụng năng lượng tái sinh, góp phần làm đẹp cảnh quan thiên nhiên và vệ sinh môi trường. Khi sản xuất khí sinh học, chúng ta đã tận dụng lượng khá lớn rác thải từ động vật trong chăn nuôi (các trang trại chăn nuôi), từ sinh hoạt của con người  (rác thải sinh hoạt), từ phụ phẩm của trồng trọt, chế biến nông sản (mùn cưa, vỏ cà phê, rơm rạ, lõi ngô…), từ sản phẩm phụ của chế biến thủy, hải sản (nhà máy chế biến cá), cây hoang dại trên sông hồ (cây Lục bình) vv… . Tất cả các phụ phẩm đó, được tập trung, sản xuất khí sinh học, làm đẹp cảnh quan thiên nhiên, tạo bầu không khí trong lành. Mặt khác tránh được hỏa hoạn do khí mê tan sinh ra từ các bãi rác.

– Sử dụng năng lượng tái sinh giúp phát triển nông nghiệp một cách hợp lí và hiệu quả. Các vùng đất thừa như ở miền núi, trung du thích hợp với các loại cây làm nguyên liệu cho sản xuất khí sinh học.

– Sử dụng năng lượng tái sinh đã tiết kiệm chi phí năng lượng cho các hộ gia đình và cho quốc gia.

Ví dụ: Ngôi nhà đầu tiên sử dụng năng lượng mặt trời của ông Trịnh Quang Dũng  mỗi tháng tiết kiệm 733.000 đồng cho việc tiêu thụ điện.

+ Bếp đun dùng năng lượng mặt trời  do anh Đỗ Văn Trấn (TP Hồ Chí Minh) thiết kế đã nấu chín 2 nồi cơm, đun từ 12 – 18 lít nước  và hâm nóng thức ăn. Tiết kiệm đáng kể lượng điện sinh hoạt trong gia đình.

Gia đình chị Minh ở Bình Kì 2 (TP Đà nẵng) trước khi dùng bếp đun bằng năng lượng mặt trời đã phải chi 300.000đ tiền dùng để mua củi, nay giảm được một nửa. Gia đình chị Hương trước đây dùng một bình ga được 2 tháng,  nay chị dùng được hơn 4 tháng nhờ có bếp đun bằng năng lượng mặt trời.

.2. Tác động không mong muốn

Sử dụng năng lượng tái sinh đã đem lại ích lợi lớn cho môi trường và cuộc sống con người rất lớn. Tuy nhiên, khi khai thác, sử dung cũng có một số tác động không mong muốn đối với môi trường và con người.

– Khi xây dựng các nhà máy thủy điện sẽ sử dụng một diện tích khá lớn đất rừng. Do đó, hệ sinh thái bị phá hủy, rừng bị thu hẹp và ảnh hưởng đến cuộc sống của các loài động vật vv… Ví dụ: các nước tiểu vùng Sông Mê Công đang có 82 đập thủy điện và 179 đập nước khác đang triển khai hoặc đã qui hoạch. Xây dựng các đập nước cho các nhà máy thuỷ điện đang là thách thức lớn đối với mỗi quốc gia đối với việc phát triển kinh tế, sinh kế cho người dân  và bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, xây dựng các đập nước của nhà máy thủy điện đã nhấn chìm các khu vực đa dạng sinh học. Hiện tượng tăng nhiệt độ của nước sẽ làm giảm lượng ô xy, gây ảnh hưởng đến các loài cá và khiến nhiều các loài tảo độc phát triển.

– Khi lắp đặt hệ thống thiết bị năng lượng mặt trời cần diện tích khá lớn, do đó gây khó khăn cho vị trí lắp đặt. Mặt khác khi sản xuất các tấm pin mặt rời, cần một loạt các nhà máy khác như: nhà máy sản xuất Silicom, nhà máy xi măng vv…Những nhà máy này, góp phần thải một lượng khí CO2 vào khí quyển. Tuy lượng khí này rất nhỏ, nhưng chúng vẫn phải tính đến.

– Một số nước đã dùng Ngô, cây có dầu vv…. để sản xuất năng lượng tái  sinh, phần nào ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *