Mẫu phỏng vấn thu thập thông tin về canh tác đất dốc

5/5 – (1 vote)
  1. Điều tra, phỏng vấn lần 1:

Chọn đất:

  1. Ông/bà dựa vào tiêu chí gì để phân loại đất tốt, đất xấu?
  2. Đất có màu gì? Đặc điểm của đất: cứng, dẻo, tơi xốp… thế nào? Độ dày của tầng đất là bao nhiêu mét?
  3. Đất mà ông/bà đang canh tác có thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi không? Loại cây trồng nào phát triển thuận lợi trên loại đất đang sử dụng?
  4. Loại đất nào chiếm ưu thế khu vực ông/bà đang canh tác?
  5. Địa điểm chọn đất làm nương canh tác ở những nơi nào? Tại sao?
  6. Những đặc điểm khác của đất?

Trồng trọt:

  1. Trong thôn có những loại nương nào? Nương nào nhiều nhất? Nương nào ít nhất? Tại sao?
  2. Trên nương trồng các loại cây trồng gì? Cây trồng nào phát triển tốt nhất?
  3. Chỉ tiêu chọn đất làm nương với từng loại cây trồng khác nhau thế nào? Mầu sắc thể nào? Độ dày tầng đất, thảm thực vật thế nào? Tại sao?
  4. Ông/bà phân loại nương tốt, nương xấu thế nào? Tại sao?
  5. Việc làm đất được tiến hành vào thời gian nào trong năm? Tại sao?
  6. Ông/bà dùng những phương pháp truyền thống nào để chuẩn bị đất? (ví dụ: dùng trâu, bò để cày kéo, cuốc, chọc lỗ…)? Tiến hành làm đất thế nào?
  7. Nguồn nước cung cấp cho từng loại cây trồng lấy từ đâu? Làm thế nào để đưa về ruộng? Tại sao?
  8. Ông/bà gieo hạt cây trồng vào thời gian nào? Gieo trồng như thế nào? Cây trồng trên nương phân bố thế nào? Khoảng cách mỗi cây trồng là bao nhiên? Tại sao?
  9. Ai là người tham gia làm đất? Gieo hạt?
  10. Trên nương cây trồng chính có trồng xen các loại cây trồng khác không? Nếu có thì xen những loại cây trồng gì? Trồng xen canh vào thời điểm nào? Tại sao?
  11. Ông/bà chăm sóc cây trồng thế nào? Dùng loại phân bón gì cho cây trồng?
  12. Ông/bà dùng biện pháp truyền thống gì để bảo vệ cây trồng tránh sâu bệnh, thú rừng, chim rừng?
  13. Ông/bà thu hoạch cây trồng vào thời gian nào trong năm? Sử dụng phương pháp truyền thống nào để thu hoạch sản phẩm? Tại sao? Dựa vào tiêu chí nào của cây trồng để biết đã đến lúc thu hoạch?
  14. Các sản phẩm dư thừa (rơm, dạ từ nương lúa, thân ngô) trong nông nghiệp sau thu hoạch được sử dụng vào mục đích gì?
  15. Sau thu hoạch, đất được sử dụng vào mục đích gì: bỏ hoang hay luân canh? Nếu luân canh thì trồng cây gì?
  16. Ông/bà đánh giá năng suất cây trồng thế nào? Chất lượng ra sao?
  17. Ông/bà thấy chất lượng đất và năng suất cây trồng tăng hay giảm qua các năm canh tác? Ông/bà có dùng biện pháp gì để cải tạo chất lượng đất không?

Dụng cụ sản xuất:

  1. Ông/bà sử dụng dụng cụ truyền thống nào để làm đất trên nương? Trên ruộng bậc thang? Mô tả dụng cụ đó? Dụng cụ đó có đặc biệt gì? Tại sao?
  2. Dụng cụ gia đình sử dụng để chăm sóc cây trồng? Dụng cụ nào để thu hoạch? Mô tả chúng? Tại sao chỉ dùng dụng cụ đó?
  3. Dụng cụ nào được dùng để cất giữ nông sản? chúng có ưu điểm gì?
  4. Nguyên liệu và nguồn gốc xuất xứ của các dụng cụ đó?

 

 

Chăn nuôi và hái lượm:

  1. Gia đình ông/bà chăn nuôi những loại vật nuôi nào? Giống bản địa hay giống mới?
  2. Những vật nuôi đó dễ hay khó chăn nuôi? Mỗi gia đình thường có bao nhiêu con gia súc, gia cầm?
  3. Khả năng chịu rét, lạnh của chúng thế nào?
  4. Ông/bà chăm sóc chúng thế nào? Thức ăn của chúng là gì? Lấy từ đâu? Chất lượng và năng suất vật nuôi thế nào?
  5. Ông/bà có những phương pháp truyền thống nào phát hiện và phòng chống bệnh cho vật nuôi? Tại sao?
  6. Các vật nuôi được sử dụng vào những mục đích gì?
  7. Các thành viên trong thôn có đi săn thú rừng không? Săn bắn ở khu vực nào? Thường săn bắn được những loại thú rừng nào? Thường đi săn vào thời gian nào trong năm? Thời gian mỗi lần đi săn là bao nhiêu ngày?
  8. Các loại rau rừng nào được thu hái, thu hái vào thời gian nào trong năm và sử dụng vào mục đích gì? Tại sao?
  9. Ai trong gia đình là người đi săn bắn? Ai là người đi hái các loại rau trong rừng?
  10. Ông/bà sử dụng dụng cụ gì để săn bắn và dụng cụ gì để hái lượm?

Chọn giống cây trồng, vật nuôi:

  1. Ông/bà có những phương pháp truyền thống nào để chọn giống cây trồng, vật nuôi? Dựa vào tiêu chuẩn nào để lựa chọn? Tại sao?
  2. Ông/bà có những phương pháp truyền thống nào để bảo quản giống cây trồng? Bảo quản ở đâu?
  3. Đó là những giống bản địa truyền thống hay là giống mới?

Sử dụng tài nguyên thiên nhiên:

  1. Ông/bà thường khai thác và sử dụng đất ở khu vực nào để sản xuất? Ai quản lý đất đó?
  2. Ngoài săn bắn, hái lượm gia đình ông/bà có khai thác gỗ, củi trong rừng không? Nếu có thì khai thác những loại cây nào? Vào thời gian nào trong năm? Cách khai thác thế nào? Tại sao? Sử dụng chúng vào những mục đích gì?
  3. Ông/bà sử dụng nguồn nước nào cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình và tưới cho cây trồng? Nguồn nước đó lấy từ đâu? Sử dụng phương pháp truyền thống để dẫn nước về ruộng và về nhà thế nào? Tại sao?
  4. Nguồn nước đó có ổn định không? Thời gian nào nhiều nước? Thời gian nào ít nước?
  5. Việc khai thác và sử dụng nước gặp những khó khăn gì?
  6. Làm thế nào để bảo vệ nguồn nước?
  7. Các thành viên trong cộng đồng sử dụng tài nguyên rừng, suối nước thế nào? Ai có trách nhiệm bảo vệ các nguồn tài nguyên này?
  8. Cộng đồng có cho phép người ngoài sử dụng những nguồn tài nguyên chung của mình không? Tại sao?
  9. Điều tra lần 2: (bỏ sung)

Các tín ngưỡng trong canh tac:

  1. Gia đình ông/bà có thờ cúng thần linh gì để che trở, bảo vệ cho mùa màng, vật nuôi và cuộc sống không? Nếu có thì thờ cúng thần linh gì? Lễ nghi thờ cúng thế nào? Vào thời gian nào trong năm? Cách thức tiến hành thế nào? Có tác dụng gì?
  2. Cộng đồng của ông/bà có những khu rừng thiêng, nước độc không? Nếu có thì ở đâu? Tại sao lại coi đó là rừng thiêng, nước độc?
  3. Ông/bà có những kinh nghiệm gì trong đoán định thời tiết, đoán năm được mùa và năm mất mùa?

Các vấn đề khác cần bổ sung:

  1. Gia đình ông/bà thường trồng những loại cây trồng truyền thống gì trên vườn xung quanh nhà? Diện tích vườn rộng hay hẹp?
  2. Cách chăm sóc, thu hoạch sản phẩm trên vườn thế nào? Sản phẩm đó được sử dụng vào mục đích gì?
  3. Các loại giống cây trồng trên vườn đó lấy ở đâu? Chọn giống thế nào?
  4. Những cây trồng mới (nếu có) được thử nghiệm và lựa chọn thế nào? Tại sao?
  5. Các giống cây trồng, vật nuôi mới có được cộng đồng chấp nhận không? Tại sao? Nếu được thì lựa chọn thế nào?
  6. Các giống cây trồng, vật nuôi mà ông/bà đang sử dụng có từ bao giờ? Ai trong gia đình là người lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi đó?
  7. Vật nuôi được nuôi ở đâu? có làm chuồng trại không?
  8. Ông/bà thấy có mối liên hệ nào giữa cây trồng và vật nuôi không? Liên hệ thế nào? (phân bón cho cây trồng, thức ăn cho vật nuôi…)
  9. Cộng đồng có trao đổi thông tin trong trồng trọt, chăn nuôi với các cộng đồng bên ngoài không? Nếu có thì trao đổi thế nào?
  10. Gia đình ông/bà thường bán những loại sản phẩm nào? Bán cho ai? Thu nhập được bao nhiêu từ việc bán những sản phẩm đó? Có chợ để trao đổi, mua bán không?

[Nguồn: Văn Hữu Tập, Luận văn thạc sỹ môi trường: Nghiên cứu kiến thức bản địa của người Mông trong canh tác đất dốc ở Ba Bể, Bắc Kạn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN, 2008]

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *